Các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được thể hiện cụ thể như thế nào?

Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các thương nhân cần chú ý đến đặc điểm của loại hợp đồng này để thực hiện giao kết một cách đúng quy định.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận


Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động thương mại độc lập thường xuyên liên tục, mục đích lợi nhuận, hợp pháp có đăng kí kinh doanh), các điều kiện khác (kiểu như độ tuổi, năng lực…) phải được đảm bảo. bao gồm bên mua bên bán và bên trung gian (nếu có)

Chủ thể ko phải là thương nhân phải tuân theo Luật Thương mại 2005 khi chủ thể lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.


Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) - đại diện đúng thẩm quyền.

Giao kết hợp đồng ko đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) ko làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên đc đại diện chấp nhận.


Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán

Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện ‎ý chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung

Đề nghị giao kết Hợp đồng phải:

(i) Hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của hợp đồng;(ii) Thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm;
(iii) Hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định;(iv) Tuân theo hình thức pháp luật quy định.
(v) Đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là thời điểm:Chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị;Đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị;Bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác;Bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời hạn trả lời đề nghị.

Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp:

(i) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii)Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii)Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
(iv) Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v)Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau :

Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí‎ do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ‎ý với chấp nhận đó.

Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời .

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký‎ tên vào văn bản

Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản: hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng .


Pháp luật ko bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong hợp đồng. Tuy nhiên tronghợp đồngcần các điều khoản: Nhất thiết phải có điều khoản về đối tượng (nó là loại hàng hóa gì); Các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa điểm, phương thức thanh toán…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.