Những điểm mới của Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 trong cách thức tiếp cận quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai

Nhà nước vừa có vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai trong Luật Đất đai 2013 vừa có những trách nhiệm cần phải thực hiện trong công tác quản lý đất đai của mình.

Nhà nước vừa có vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai trong Luật Đất đai 2013 vừa có những trách nhiệm cần phải thực hiện trong công tác quản lý đất đai của mình.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2003 đã có sự thay đổi cơ bản về hình thức tiếp cận quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai. Trong cơ cấu của Luật Đất đai 2003 cũng có một chương quy định về "Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai", tuy nhiên, nội dung chương này lại trực tiếp đi vào các quy định cụ thể như lập và quản lý bản đồ địa chính, giao đất, cho thuê đất...

Còn về quyền cũng như trách nhiệm của Nhà nước như quy định của Luật Đất đai 2013 thì trong Luật Đất đai 2003 lại chỉ được đề cập trong hai điều luật của Chương I là Điều 5 ("Sở hữu đất đai" - nội dung của 4 khoản quy định về chế độ sở hữu, quyền định đoạt đối với đất đai của Nhà nước, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất) và Điều 6 ("Quản lý nhà nước về đất đai" - nội dung quy định về các hoạt động của Nhà nước trong quản lý đất đai như lập và quản lý bản đồ địa chính, thống kê, kiểm kê, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp...).

Như vậy, có thể thấy, quyền của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai trong Luật Đất đai 2003 đã được đề cập tại Điều 5 nhưng chưa thực sự được hệ thống một cách khoa học, còn các nội dung tại Điều 6 về quản lý nhà nước về đất đai dường như mang ý nghĩa là Nhà nước có quyền thực hiện các hoạt động đó hơn là việc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các hoạt động đó.

Do vậy, mặc dù các quy định nội hàm gần như không thay đổi nhưng Luật Đất đai 2013 đã đưa ra được một cách tiếp cận rõ ràng, minh bạch khi đề cập đến chủ thể Nhà nước, Một mặt, Nhà nước có những quyền năng với vai trò là đại diện chủ sở hữu toàn dân. Mặt khác, Nhà nước cũng có những trách nhiệm cần phải thực hiện trong công tác quản lý đất đai của mình.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.