Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cần lưu ý điều gì?

Chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu ở Việt Nam phải được lập thành văn bản có sự đồng ý của cả hai bên.

Nhãn hiệu là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau vì vậy nó là tài sản có giá trị quan trọng đối với mỗi công ty. Nhiều cá nhân, tổ chức sau khi gây dựng được uy tín đối với nhãn hiệu của mình chọn phương pháp chuyển nhượng lại nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác để thu lại lợi nhuận.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


- Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu sang cá nhân hoặc tổ chức khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu ở Việt Nam phải được lập thành văn bản có sự đồng ý của cả hai bên. Thỏa thuận miệng hoặc thư điện tử không được chấp nhận và sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ.

Căn cứ Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyđịnh chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
(i) Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
(ii) Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
(iii) Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
(iv) Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
(v) Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Điều 140. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
(ii) Căn cứ chuyển nhượng.
(iii) Giá chuyển nhượng.
(iv) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

- Thủ tục chuyển nhượngquyền sở hữu nhãn hiệu

Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu: (i)Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản; (ii)Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu:Không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Pháp luật Sở hữu trí tuệ có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu phải tuân theo: (i)Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ; (ii)Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; (iii)Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau: (i)Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; (ii)Căn cứ chuyển nhượng; (iii)Giá chuyển nhượng; (iv)Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu:

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đòng chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bươc 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ bao gồm các tài liệu: (i)Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng; (ii)Bản gốc văn bằng bảo hộ; (iii)Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung; (iv)Chứng từ nộp phí, lệ phí; (v)Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.