Trường hợp thư từ do nhân viên gửi không ràng buộc Doanh nghiệp

Công ty H (Nguyên đơn - Bên mua) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty E (Bị đơn - Bên bán). Sau đó, Bên mua cho rằng Bên bán đã giao hàng không đúng chủng loại và nhân viên của Bên bản ghi nhận việc này trong thư gửi Bên mua.

Công ty H (Nguyên đơn - Bên mua) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty E (Bị đơn - Bên bán). Sau đó, Bên mua cho rằng Bên bán đã giao hàng không đúng chủng loạinhân viên của Bên bản ghi nhận việc này trong thư gửi Bên mua. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài không chấp nhận giá trị thư từ mà nhân viên của Bên bán gửi.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quan điểm và ý kiến cá nhân:

Trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng , thường xuyên nhân viên của doanh nghiệp trao đổi thư từ với đối tác. Không hiếm trường hợp đối tác của doanh nghiệp có nhân viên gửi thư khai thác thư này để biện hộ cho quyền lợi của mình. Câu hỏi đặt ra là các thư từ trao đổi của nhân viên doanh nghiệp có giá trị pháp lý ràng buộc doanh nghiệp không ?

Trong vụ việc trên, Bên mua cho rằng hàng giao nhận sai chủng loại. Vào ngày 05/06/2013, Nguyên đơn nhận được thư điện tử phản hồi từ phía Bị đơn với các nội dung: thừa nhận Bị đơn giao nhầm lô hàng là gỗ Bạch Dương thay vì gỗ Sồi Trắng và gỗ Tần Bì trắng, đề nghị Nguyên đơn hỗ trợ việc bốc dỡ, vận chuyển và lưu kho Số gỗ Bạch Dương trên về kho của Nguyên đơn tại Hà Nội: Bị đơn cam kết sẽ đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề và đền bù thiệt hại cho việc giao hàng thực tế trong vòng 05 ngày (kể từ ngày thư điện tử phúc đáp, tức ngày 05/06/2013); toàn bộ chi phí phát sinh cho Nguyên đơn do lỗi giao nhầm hàng sẽ do Bị đơn chịu. Tuy nhiên, vào ngày 17/06/2013, đại diện của Bị đơn gửi thư điện tử phản hồi đối với khiếu nại của Nguyên đơn, khẳng định đã giao đúng chủng loại. Đồng thời, Bị đơn cũng phủ định hiệu lực của các văn thư của phía Bị đơn phát hành trước đó vì lí do người ký phát hành văn thư không có thẩm quyền đại diện hợp pháp cho Bị đơn. Bị đơn cho rằng các văn thư của Nguyên đơn đã gây cho nhân viên của Bị đơn hiểu nhầm đến việc giải quyết các lô hàng liên quan các hợp đồng, đơn hàng và L / C tiếp theo khác .

Theo Hội đồng Trọng tài, “Văn bản ngày 17/06/2013 của Bộ đơn tuyên bố đã giao hàng đúng theo quy định tại hai hợp đồng, và từ chối nhận trách nhiệm đối với các cam kết gửi bằng thư điện tử, thư tín do nhân viên tập sự của mình phát hành trong thời gian người đại diện có thẩm quyền nghỉ điều trị bệnh". Từ đó, “Hội đồng Trọng tài nhận định việc nhân viên của Bị đơn gửi thư điện tử và phát hành Văn bản xác nhận ngày 05/06/2013 về việc giao hàng sai chủng loại là không có giá trị pháp lý do không được thực hiện bởi người đại diện có thẩm quyền của Bị đơn”.

Như vậy, những giấy tờ do nhân viên của một doanh nghiệp phát hành về nguyên tắc không có giá trị pháp lý nếu nhân viên này không có quyền đại diện doanh nghiệp và đã bị người có thẩm quyền phản đối. Do đó, doanh nghiệp cần cẩn thận trong khi nhận được thư từ do nhân viên của đối tác tác gửi và không nên tin tưởng vào giá trị pháp lý của những thứ từ này, trừ những trường hợp mà chúng ta sẽ thấy trong chủ đề sau. Đồng thời, doanh nghiệp có nhân viên gửi thư từ cho đối tác cũng cần phải kiểm soát thông tin mà nhân viên của mình đã gửi; nếu không đồng ý với thông tin mà nhân viên của mình gửi đối tác, doanh nghiệp cần Có phản đối ngay như trong vụ việc nêu trên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.