Pháp luật về sở hữu chéo trong doanh nghiệp

Sở hữu chéo trong doanh nghiệp là vấn đề nhức nhối trong quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại hiện nay. Pháp luật đã có những quy định về nghiêm cấm sở hữu chéo, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Sở hữu chéo trong doanh nghiệp là vấn đề nhức nhối trong quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại hiện nay. Pháp luật đã có những quy định về nghiêm cấm sở hữu chéo, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Sở hữu chéo doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Hiểu một cách đơn giản có nghĩa là một doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và ngược lại, doanh nghiệp B cũng muốn sở hữu doanh nghiệp A.

Các dạng sở hữu chéo phổ biến trên thực tế:

Sở hữu gián tiếp thông qua nhiều cá nhân, tổ chức trung gian:

Tức là hai doanh nghiệp sở hữu nhau thông qua một chủ thể trung gian khác, chẳng hạn như doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B, doanh nghiệp B lại sở hữu doanh nghiệp C, sau đó doanh nghiệp C mới trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A.

Sở hữu chéo thông qua mối quan hệ vay, tài trợ mà không phải là quan hệ sở hữu:

Các trường hợp không được phép sở hữu chéo
Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc cấm việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Mặc dù vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế, mới chỉ dừng lại ở việc chế tình trạng này do các doanh nghiệp sẽ sở hữu cổ phần của nhau thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán.

- Các trường hợp sau đây sẽ bị cấm sở hữu chéo

Các công ty con của cùng một công ty mẹ bị cấm sở hữu chéo lẫn nhau; Công ty con bị cấm sở hữu ngược trở lại công ty mẹ. Cần lưu ý quy định về công ty con – công ty mẹ: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó

Pháp luật đã có quy định cụ thể về việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng này – vi phạm pháp luật thì theo quy định tại Điều 39 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt hành chính có thể từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;

Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;

Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.