Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay hoặc giữa tổ chức tín dụng và người vay với người thứ ba dùng tài sản hoặc uy tín của mình

Giao dịch bảo đảm̉m trong hợp đồngng tín dụngng là sự thỏa thuậnn giữa tổ chức tín dụngụng và người vay hoặc giữa tổ chức tín dụng và người vay với người thứ ba dùng tài sản hoặc uy tín của mình để bảo đảm cho nghĩa vụụ thanh toán số tiền đã được tổ chức tín dụng giao cho người vay, xác lập quyền xử lý tài sản bảo đảm hoặc quyền yêu cầu của người thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ này thay cho người vay khi người vay không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Giao dịch bảo đảm là gì?

Giao dịch bảo đảm là hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Giao dịch bảo đảm là giao dịchh phát sinh giữa tổ chức tín dụng với người vay hoặc giữa tổ chức tín dụng với người vay và người thứ ba trong trường hợp người thứ ba sử dụng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho người vay.

Thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dù được lập thànhnh văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng tín dụng thì nó vẫn là một thỏa thuận mang tính độc lập tương đối với hợp đồng tín dụng. Vì vậy, việc làm rõ hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng có ý nghĩa quan trọng, có giá trị ràng buộc các bên cho dù nội dung bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng hoặc trong văn bản riêng.

Pháp luật quy định thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hướng:

Là một nội dung của hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo lãnh, nhưng khi xác lập hợp đồng các bên vẫn có thể thỏa thuận để lập một hợp đồng bảo đảm riêng biệt.

Không quy định rõ là một nội dung của hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo lãnh mà chỉ quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để các bên lựa chọn.
Đặc diểm giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nội dụng của hợp đồng tín dụng, được đàm phán song song với việc đàm phán hợp đồng tín dụng.

Việc thực hiện các cam kết trong giao dịch bảo đảm phụ thuộc vào việc người vay có thực hiện được các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng hay không?

- Hình thức giao dịch bảo đảm là như thế nào?

Giao dịch bảo đảm có thể được biểu đạt trong hợp đồng tín dụng hoặc được lập thành văn bản riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tiễn các bên thường lựa chọn hình thức lập thành văn bản riêng biệt, vì nó có những tiện ích như:

Các bên được tự do ghi nhận các thỏa thuận nên có thể dự liệu được hết những tình huống có thể phát sinh, từ đó giảm thiểu tối đa những rủi ro mà các bên có thể gặp phải.

Bảo đảm tính trọn vẹn của từng loại hợp đồng, bảo đảm tính thống nhất trong nội tại của hợp đồng thông qua việc ghi nhận các thỏa thuận đặc thù của hợp đồng tín dụng và giao dịch bảo đảm.

Không gây nhầm lẫn giữa điều khoản của hợp đồng tín dụng với điều khoản của giao dịch bảo đảm.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.