Lựa chọn biện pháp bảo đảm của các bên trong giao dịch

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới như đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới như đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, đã hoàn thiện phương thức đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, tăng tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm...

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


- Biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba

Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa quy định rõ về chủ thể là bên thứ ba tham gia với tư cách là bên bảo đảm bằng tài sản. Vậy, nếu bên thứ ba tham gia các giao dịch bảo đảm thì các giao dịch này có bị vô hiệu không? Về nguyên tắc chủ thể bảo đảm bằng tài sản có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nếu có tài sản thỏa mãn các điều kiện đối với tài sản bảo đảm.

Nếu Bộ luật Dân sự năm 2015không quy định cụ thể vấn đề này sẽ tác động tới (hạn chế) việc xác lập các giao dịch trong nền kinh tế, ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ nợ và con nợ. Các nghĩa vụ nếu được bảo đảm bởi bên thứ 3 bằng tài sản thì sẽ hạn chế được rủi ro cho chủ nợ khi con nợ vi phạm nghĩa vụ thanh toán thông qua cơ chế xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, cần sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2015theo hướng bổ sung quy định để phân biệt: i) cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên có nghĩa vụ và cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba và ii) cầm cố, thế chấp để bảo đảm thực hiên nghĩa vụ bảo lãnh.

Định giá tài sản bảo đảm

Khoản 2 Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015quy định, “việc định giá tài sản bảo đảmphải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường”. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm. Đặc biệt, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm tự xử lý tài sản bảo đảmbằng việc bán tài sản. Tuy nhiên, theo quy định của khoản 1 Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015, “bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá của tài sản bảo đảm”. Câu hỏi được đặt ra là: hai bên có thể thỏa thuận giá của tài sản bảo đảmthấp hơn so với giá thị trường không?

Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015không quy định về tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai, trong khi đó Điều 295 của Bộ luật Dân sự năm 2015lại cho phép tài sản bảo đảm có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Sự không nhất quán này dẫn đến việc khó áp dụng các quy định trên trong thực tế. Về nguyên tắc, tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành trong tương lai nếu bên nhận bảo đảm chấp thuận để bảo vệ quyền lợi của chính bên nhận bảo đảm.

Đặc biệt, rất nhiều trường hợp trong thực tế xảy ra gắn với việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, theo đó đảm bảo luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Pháp luật của nhiều quốc gia cho phép tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra để thế chấp, ví dụ BLDS năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2015, Luât Cầm cố Bất động sản năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004 của Liên bang Nga, Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), BLDS Pháp…

Để đảm bảo tính thống nhất với Điều 295 và đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về loại giao dịch bảo đảm này, cần sửa đổi Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015theo hướng, bổ sung thêm loại tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.