Quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) là về mức lãi suất và các loại lãi suất. Có bốn loại lãi suất: lãi suất cho vay; lãi suất chậm trả nợ gốc; lãi suất chậm trả nợ lãi; lãi suất chậm trả khác.

Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 là về mức lãi suất và các loại lãi suất. Có bốn loại lãi suất: lãi suất cho vay; lãi suất chậm trả nợ gốc; lãi suất chậm trả nợ lãi; lãi suất chậm trả khác.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là như thế nào?

Quy định về lãi suất trong Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Chương XVIII – Hợp đồng dân sự thông dụng, Mục 4 Hợp đồng vay tài sản, Điều 476 như sau:

1- Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Còn trongBộ luật Dân sự2015, quy định về lãi suất nằm tại Chương XVI – Một số hợp đồng thuông dụng, Mục 4-Hợp đồng vay tài sản, Điều 468:

1- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”.

Tại thời điểm áp dụngBộ luật Dân sự2005, mức lãi suất cơ bản bằng tiền đồng Việt Nam được ban hành dao động trong khoảng 8% đến 9%/năm , tức là các bên có thể thỏa thuận về mức lãi suất tuy nhiên không được quá 12%/năm (đối với mức lãi suất 8%/năm) và không quá 13,5%/năm đối với mức lãi suất 9%/năm.

TớiBộ luật Dân sự2015, mức lãi suất vẫn do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được quá 20%/năm của khoản tiền vay. Mức lãi suất trần đã được nâng từ 13,5%/năm lên 20%/năm, tức mức lãi suất đã được “nới” ra đến 6,5%/năm so vớiBộ luật Dân sự2005. Trường hợp hai bên thỏa thuận không rõ thì mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định, tức là 10%/năm.

Trên nguyên tắc mở, tôn trọng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên,Bộ luật Dân sự2015 đã mở thêm một nội dung “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” Điều này có nghĩa rằng các bên có thể thỏa thuận mức lãi suất vượt mức trần là 20% nếu pháp luật chuyên ngành có liên quan quy định khác. Theo Điều 91 của Luật các tổ chức tín dụng thì: “2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Quy định này dẫn tới một sự mập mờ rằng, các tổ chức tín dụng có thể thỏa thuận về mức lãi suất trên 20%/năm hay không?

Đối vớiBộ luật Dân sự2005 thì không có trường hợp ngoại lệ, không chấp nhận mức lãi suất vượt mức trần trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, xuất phát từ sự tự nguyện, tự do thỏa thuận của các bên, trường hợp bên cho vay tài sản và bên vay tài sản thỏa thuận và đồng ý, nhất trí về mức lãi suất vượt mức lãi suất trần, thậm chí gấp nhiều lần mức lãi suất trần là 13,5% thì sự thỏa thuận này có nên bị coi là không có hiệu lực?

Bộ luật Dân sự năm 2005 thì không có quy định ngoại trừ, nhưng trên thực tế những năm gần đây, vẫn có tòa án chấp nhận các hợp đồng tín dụng thỏa thuận mức lãi suất cao hơn 13,5%/năm, thậm chí có khi lên tới 50-60%/năm, một số tòa án thì không chấp nhận điều này.

Bộ luật Dân sự2015 mang tính chất chung, điều hướng, và không đi sâu trong các chuyên ngành, vì vậy không đề cập đến việc các Tổ chức tín dụng có được phép áp dụng mức lãi suất cho vay khác cao hơn 20%/năm hay không.

Theo khoản 2, Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 về “Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của Tổ chức tín dụng” chỉ quy định như sau: “2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Vì điều luật này không quy định rõ việc áp dụng một mức lãi suất khác cao hơn, nên chưa đủ cơ sở pháp lý chắc chắn để khẳng định rằng, tổ chức tín dụng được phép cho vay vượt quá 20%/năm khác với quy định củaBộ luật Dân sự.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.