Nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tài sản bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới như đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có nhiều đổi mới như đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, đã hoàn thiện phương thức đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, tăng tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm...

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai, trong khi đó Điều 295 của Bộ luật này lại cho phép TSBĐ có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Sự không nhất quán này dẫn đến việc khó áp dụng các quy định trên trong thực tế.

Về nguyên tắc, tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành trong tương lai nếu bên nhận bảo đảm chấp thuận để bảo vệ quyền lợi của chính bên nhận bảo đảm. Đặc biệt, rất nhiều trường hợp trong thực tế xảy ra gắn với việc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, theo đó đảm bảo luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Pháp luật của nhiều quốc gia cho phép tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra để thế chấp, ví dụ Bộ luật Dân sự năm 1995, sửa đổi, bổ sung năm 2015, Luât Cầm cố Bất động sản năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2004 của Liên bang Nga, Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC), Bộ luật Dân sự Pháp…

Để đảm bảo tính thống nhất với Điều 295 và đồng thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn về loại giao dịch bảo đảm này, cần sửa đổi Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015theo hướng, bổ sung thêm loại tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Điểm a khoản 2 Điều 324Bộ luật Dân sự năm 2015quy định: “Nếu người thứ ba giữ tài sản thế chấp… làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường”. Quy định này dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành điều luật này nhằm bảo đảm tính khả thi của điều luật trên thực tế.

Khoản 2 Điều 335Bộ luật Dân sự năm 2015quy định về sự kiện bảo lãnh: bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều này khó xác định và không khả thi trong thực tế bởi lẽ việc chứng minh “không có khả năng thực hiện nghĩa vụ” hoàn toàn không đơn giản. Bên có nghĩa vụ thường từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng tài chính của mình, vì vậy bên bảo lãnh khó có thể chứng minh được tình trạng trên của bên có nghĩa vụ. Do đó, cần loại bỏ quy định này.

Khoản 2 Điều 310Bộ luật Dân sự năm 2015quy định, cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Vậy, cầm cố bất động sản khác gì so với cầm cố động sản? Vấn đề này chưa được làm rõ trongBộ luật Dân sự năm 2015. Vì vậy, trên thực tế việc cầm cố được thực hiện chủ yếu đối với động sản.

Pháp luật hiện hành của Liên bang Nga về cầm cố bất động sản (Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Cầm cố 1992, Luật Cầm cố bất động sản năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật này ngày 30/12/2004) quy định, đây là loại cầm cố không chuyển giao tài sản, bởi lẽ bất động sản là những tài sản không di dời được, không thể chuyển từ tay người này sang tay người khác được.

Trong trường hợp này, người cầm cố vẫn có thể sử dụng tài sản cầm cố cho mục đích của mình, còn người nhận cầm cố có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng này để tránh tình trạng tài sản cầm cố bị phá huỷ và "bị triệt tiêu". Hợp đồng cầm cố bất động sản không bắt buộc phải công chứng, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có thoả thuận khác. Theo hợp đồng cầm cố đất, tài sản cầm cố không chỉ là đất đai mà còn bao gồm cả các tài sản đang có và sẽ có trên mảnh đất đó. Điều này khẳng định, đất và tài sản trên đất là một khối thống nhất, không tách rời nhau, do vậy nó cần phải được định giá khi cầm cố. Ngoài ra, bất động sản đang trong tình trạng bị cho thuê cũng có thể được đưa ra để cầm cố.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.