Điều kiện hủy bỏ hợp đồng: Phải có vi phạm

Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên mua) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty Hà Lan (Bị đơn - Bên bán). Sau đó, các Bên có tranh chấp xuất phát từ việc Bên mua cho rằng Bên bán giao hàng không đúng chủng loại.

Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên mua) xác lập hợp đồng mua bán với Công ty Hà Lan (Bị đơn - Bên bán). Sau đó, các Bên có tranh chấp xuất phát từ việc Bên mua cho rằng Bên bán giao hàng không đúng chủng loại. Hội đồng Trọng tài theo hướng không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng do không có vị phạm.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quan điểm và ý kiến cá nhân:
Trong thực tế, chúng ta thường xuyên gặp trường hợp một bên trong hợp đồng cho rằng bên kia của hợp đồng vi phạm hợp đồng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Trong điều kiện nào, yêu cầu này có được chấp nhận? Trong vụ việc trên, Nguyên đơn và Bị đơn ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa số 1661 và hợp đồng số 1663. Ngày 31/05/2013, toàn bộ 30 công-ten-nơ hàng về đến cảng Hải Phòng. Sau khi bốc dỡ hàng để thực hiện kiểm dịch và mở tờ khai hải quan điện tử vào ngày 03/06/2013, Nguyên đơn cho rằng hàng bị giao sai chủng loại so với hợp đồng và yêu cầu chấm dứt nghĩa vụ thanh toán. Sau khi xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các Bên là pháp luật Việt Nam”, Hội đồng Trọng tài cho rằng “thông qua các chứng cứ trong hồ sơ cũng như các trình bày của Nguyên đơn, Nguyên đơn đã thực hiện thanh toán cho hai lô hàng bằng L/C qua Ngân hàng. Nguyên đơn đã không thực hiện quyền từ chối nhận hàng nếu lô hàng sai chủng loại, mà trên thực tế đã tổ chức tiếp nhận, bốc dỡ toàn bộ lô hàng về kho bãi của mình. Đồng thời, trong khi chưa đạt được một thỏa thuận có giá trị pháp lý đối với người có thẩm quyền của Bị đơn về phương thức giải quyết lô hàng có tranh chấp, Nguyên đơn đã đơn phương chỉ định tổ chức giám định lô hàng trong tình trạng hàng hóa đã bị bốc dỡ, không nguyên kiện. Do đó, không có cơ sở để xác định Bị đơn giao sai chủng loại các lô hàng là gỗ Bạch Dương theo hai hợp đồng số 1661 và 1663. Từ các căn cứ trên, Hội đồng Trọng tài xét thấy chưa có đủ căn cứ xác định hàng hóa do Bị đơn giao cho Nguyên đơn là sai chủng loại, không phù hợp với hợp đồng. Do vậy, các yêu cầu của Nguyên đơn liên quan đến việc hủy bỏ hai hợp đồng 1661 và 1663 và chấm dứt nghĩa vụ thanh toán theo hai hợp đồng này là không có cơ sở chấp nhận”. Như vậy, hợp đồng không có tranh chấp không bị hủy bỏ và lý do chính dẫn tới kết quả này là vì“ không có cơ sở để xác định Bị đơn giao sai chủng loại các lô hàng”, “chưa có đủ căn cứ xác định hàng hóa do Bị đơn giao cho Nguyên đơn là sai chủng loại, không phù hợp với hợp đồng”. Kết quả này có thể được lý giải như sau: Theo khoản 4 Điều 312 Luật Thương mại năm 2005, “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Để có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, điều kiện quan trọng là đã có hành vi “vi phạm” hợp đồng của một bên , tức là việc một bên không thực hiện , thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” (khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005). Ở đây, Hội đồng Trọng tài chưa có cơ sở để khẳng định có việc vị phạm hợp đồng từ phía Bên bán nên chưa có cơ sở để hủy bỏ hợp dong Hợp đồng sinh ra là để thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích mà họ mong đợi, nó sinh ra không phải để bị hủy bỏ vì khi hợp đồng bị hủy bỏ, theo Điều 314 Luật Thương mại năm 2005, “hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng”. Điều đó có nghĩa là việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng trong những trường hợp rất đặc biệt và hướng giải quyết nêu trên đã cho thấy không thể hủy bỏ hợp đồng một cách tùy tiện. Từ vụ việc trên, doanh nghiệp có thể rút ra kinh nghiệm rằng hợp đồng của họ không thể bị hủy bỏ như một chế tài chống lại họ khi họ không vi phạm hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cũng biết rằng yêu cầu của họ sẽ không được chấp nhận nếu chưa đủ cơ sở để khẳng định đối tác của họ ví phạm hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia đượctrích dẫntừ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198,Email:info@everest.net.vn.