Cơ sở để miễn trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Sudan (Bị đơn - Bên mua) ký hợp đồng mua bán gạo tổng trị giá là 60.000 USD. Hàng đã đến cảng Sudan những Bên mua lấy cớ là thị trường Sudan bị Mỹ cấm vận cả đồng USD và đồng EURO

Công ty Việt Nam (Nguyên đơn - Bên bán) và Công ty Sudan (Bị đơn - Bên mua) ký hợp đồng mua bán gạo tổng trị giá là 60.000 USD. Hàng đã đến cảng Sudan những Bên mua lấy cớ là thị trường Sudan bị Mỹ cấm vận cả đồng USD và đồng EURO nên Ngân hàng tại Sudan không chuyển tiền cho Bên bán được. Cuối cùng, Hội đồng Trọng tài đã quyết định buộc Bên mua “ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố Quyết định phải trả ” cho Bên bán khoản tiền còn thiếu.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quan điểm và ý kiến cá nhân: Trong hoạt động thương mại , không hiếm trường hợp một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và được miễn trách nhiệm nếu xảy ra trường hợp pháp luật cho miễn thực hiện nghĩa vụ . Cụ thể , theo khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 , “ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây : a ) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận ; b ) Xảy ra sự kiện bất khả kháng ; c ) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia ; d ) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng ” . Thực tế kinh doanh thương mại quốc tế cho thấy không hiếm trường hợp bên phải thanh toán một khoản tiền không thực hiện việc thanh toán và viện dẫn lý do bị cấm vận để lý giải cho việc không thực hiện đúng hợp đồng . Trong vụ việc nêu trên cũng vậy , Bên mua đã không thanh toán cho bên bán và có nêu lý do “ không thể thanh toán tiền hàng là do lệnh cấm vận của Mỹ đối với việc thanh toán bằng USD và EURO từ Sudan ” trong khi Bên mua “ không có bất kỳ khiếu nại gì về số lượng , về bao bì , về chất lượng của hàng cũng như về thời hạn giao hàng ” . Theo Hội đồng Trọng tài , “ lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ đối với Sudan đã có từ năm 2006 , trước khi hai bên ký kết hợp điện , đi đón , tác ngõi nhập khẩu , không thể không biết về cứu của vận hành vào thời điểm giao kết hợp đồng , do đó việc công tác thiên được nghĩa vụ của Bị đơn trong trường hợp này không được coi là trường hợp miễn trách nhiệm và việc Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn có nghĩa là Bị đơn vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (căn cứ điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005)" Như vậy, nếu lệnh cấm vận đã tồn tại trước khi xác lập hợp đồng thì đây không là căn cứ để miễn trừ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong thực tế, đối với nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền, cơ quan tài phán hầu như không chấp nhận tồn tại lý do để miễn trừ trách nhiệm của người có nghĩa vụ và hướng giải quyết của Hội Đồng Trọng Tài đã cho thấy điều vừa nêu. Bởi lẽ, nghĩa vụ này rất dễ thực hiện, chỉ cần một lệnh chuyển tiền là có thể thực hiện được nên khó có thể thuộc một trong các trường hợp miễn trách nhiệm nêu tại Điều 294 nêu trên của Luật Thương mại năm 2005. Do đó, đây là thông tin mà doanh nghiệp nên biết khi xác lập giao dịch với đối tác, nhất là đối tác nước ngoài.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia đượctrích dẫntừ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198,Email:info@everest.net.vn.