Không thực hiện hợp đông do quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Công ty Hàn Quốc ( Nguyên đơn ) ký với Công ty Việt Nam ( Bị đơn ) hợp đồng thi công xây dựng . Sau đó hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn và Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn chịu trách nhiệm . Tuy nhiên , Hội đồng Trọng tài xác định đây là trường hợp miễn trừ trách nhiệm xuất phát từ quyết định của Cơ quan có thẩm quyền.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quan điểm và ý kiến cá nhân:
Trong thực tế đôi khi gặp trường hợp hợp đồng không được thực hiện đúng và việc này có nguyên nhân từ một quyết định của cơ quan có thẩm quyền . Trong trường hợp này , bên không thực hiện đúng hợp đồng có phải chịu trách nhiệm không ? Trong vụ việc trên , Hội đồng Trọng tài xác định “ Bị đơn đã vi phạm các nghĩa vụ quy định tại các khoản ( c ) và ( 6 ) Điều 16.2 của Điều kiện Chung của hợp đồng là có cơ sở . Cụ thể , như đã phân tích tại các Mục 133 đến 139 ở trên , Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán khoản thanh toán tạm lần 01 cho Nguyên đơn ( tức Bị đơn đã vi phạm khoản ( c ) Điều 16.2 Điều kiện chung của hợp đồng ) . Bị đơn cũng đã đơn phương quyết định tạm dừng thi công Dự án 01 năm kể từ ngày 01/07/2011 để điều chỉnh Dự án . Đây là việc tạm dừng quá lâu và rõ ràng đã ảnh hưởng đến toàn bộ công trình như quy định tại Điều 811 và khoản ( 6 ) Điều 16.2 của Điều kiện chung của hợp đồng .
Từ việc vi phạm trên , Nguyên đơn đã tiến hành chấm dứt hợp đồng và , về chủ đề này , Hội đồng Trọng tài xác định những vị phạm nói trên của Bị đơn là những điều kiện đã được thỏa thuận cho phép Nguyên đơn có quyền thông báo chấm dứt hợp đồng , đặc biệt việc vi phạm quy định tại khoản ( 6 ) Điều 16,2 của Điều kiện chung của hợp đồng còn là điều kiện đã được thỏa thuận cho phép Nguyên đơn có quyền thông báo chấm dứt hợp đồng có hiệu lực ngay lập tức . Việc thông báo chấm dứt hợp đồng của Nguyên đơn ,do đó là hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng và có giá trị ràng buộc đối với các Bên”.
Đoạn trên cho thấy có việc chấm dứt hợp đồng xuất phát từ việc Bị đơn không thực hiện đúng hợp đồng . Về hậu quả của chấm dứt hợp đồng nêu trên , Nguyên đơn cho rằng Bị đơn phải chịu trách nhiệm . Cụ thể , Nguyên đơn đã tính toán giá trị tổn thất lợi nhuận theo hướng dẫn tại Thông tư số 04 / 2010 / TT - BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng và yêu cầu Bị đơn chi trả số tiền là 26.522.400.802 VND . Tuy nhiên , yêu cầu này đã không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận .
Cụ thể , theo Hội đồng Trọng tài , “ Hội đồng Trọng tài đã kiểm tra kỹ hồ sơ và nhận thấy Văn bản số 6881 đã thông báo ý kiến về việc dùng thực hiện Dự án và giao Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo , hướng dẫn Bị đơn thực hiện việc dừng Dự án theo quy định của pháp luật . Do khoản tổn thất lợi nhuận mà Nguyên đơn yêu cầu liên quan đến việc thực hiện những phần công việc của hợp đồng trong giai đoạn mà trên thực tế Dự án bị buộc phải dừng thực hiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( ở đây là Chính phủ Việt Nam ) , nên không Bên nào có quyền được tiếp tục thực hiện hợp đồng và vì thế dù Nguyên đơn có không chấm dứt hợp đồng thì Bị đơn cũng buộc phải chấm dứt hợp đồng với Nguyên đơn và Bị đơn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005. Từ những phân tích nêu trên , Hội đồng Trọng tài thấy không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn đòi Bị đơn phải thanh toán số tiền có trị giá 26.522.400.802 VND ” .
Như vậy , có việc vi phạm hợp đồng từ phía Bị đơn và Nguyên đơn có yêu cầu Bị đơn chịu trách nhiệm của việc chấm dứt hợp đông xuất phát từ phía Bị đơn , Mặc dù vậy , Hội đồng Trọng tài vẫn không buộc Bị đơn chịu trách nhiệm . Hướng giải quyết của Hội đồng Trọng tài được lý giải như sau : Việc không thực hiện đúng hợp đồng dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng là do “ quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( ở đây là Chính phủ Việt Nam ” trong khi đó theo khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 , “ Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây : Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng ” .
Từ vụ việc trên , doanh nghiệp biết rằng nếu việc họ không thực hiện đúng hợp đồng xuất phát từ một quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì họ không phải chịu trách nhiệm từ việc không thực hiện đúng hợp đồng . Đối với doanh nghiệp bị vi phạm , họ cũng không thể buộc đối tác vi phạm hợp đồng phải chịu hậu quả từ việc vi phạm trên . Đây có thể được coi là rủi ro đối với các bên xuất phát từ quyết định của cơ quan công quyền và , trong trường hợp như vậy , sẽ là thuyết phục khi các bên đạt được thỏa thuận để chia sẻ những rủi ro và không nên để một bên phải gánh chịu toàn bộ .

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia đượctrích dẫntừ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198,Email:info@everest.net.vn.