Chậm tiến độ so với hợpd dồng do bên có quyền

Công ty B ( Nguyên đơn ) ký hợp đồng với Công ty H ( Bị đơn - Chủ đầu tư ) để thực hiện dịch vụ khảo sát khối lưong cho một dự án . Thực tế , có chậm tiến độ thực hiện so với hợp đồng và Hội đồng Trọng tài xác định là do lỗi của Bên có quyền nên Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm , Nói cách khác , Bên có quyền không thể viện dẫn việc Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng để từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quan điểm và ý kiến cá nhân:
Trong thực tế thường xuyên gặp trường hợp hợp đồng có quy định tiến độ thực hiện những tiến độ lại không được thực hiện đúng và câu hỏi đặt ra là ai chịu trách nhiệm về việc chậm tiến độ này? Trong vụ việc trên các bên đã thống nhất rằng tiến độ thực hiện hợp đồng là chậm 53 ngày so với hợp đồng nhưng không có biên bản hay văn bản chấp nhận chính thức nào của Chủ đầu tư cho phép kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng Vậy Bên nào chịu trách nhiệm về việc không thực hiện đúng tiến độ? Theo Hội đồng Trọng tài, “dịch vụ Nguyên đơn cung cấp cho Bị đơn là dịch vụ tư vấn khảo sát khối lượng. Dịch vụ này chỉ có thể thực hiện được nếu Bị đơn cung cấp thông tin đầy đủ cho Nguyên đơn. Đó chính là lý do Điều 7 của hợp đồng quy định: Để không làm chậm trẻ Dịch vụ và trong khoảng thời gian hợp lý, Chủ Đầu tư phải cung cấp miễn phí cho Nhà Tư vấn tất cả thông tin trong quyền hạn của mình để thực hiện dịch vụ. Xét các email và văn bản trao đổi giữa các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng cho thấy, Bị đơn đã không cung cấp thông tin đầy đủ, một lần cho Nguyên đơn. Các thông tin, thông số, thiết kế liên quan đến Dự án liên tục được điều chỉnh , thay đổi trước và ngay cả sau ngày Nguyên đơn gửi Bàn Dự toán chi phí lần đầu cho Bị đơn là ngày 22/06/2011. Lần cuối cùng Bị đơn gửi thông tin bổ sung cho Nguyên đơn là ngày 21/07/2011. Ngày Công ty B hoàn tất và gửi Bản Tổng Hợp Dự toán và các Dự toán chi tiết cho Công ty H là ngày 05/08/2011. Thực tế thời hạn hoàn thành Dịch vụ đã chậm hơn so với thỏa thuận nhưng không phải do lỗi của Nguyên đơn. Bị đơn với tư cách là bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Sự chậm trễ của Nguyên đơn là do Bị đơn liên tục thay đổi thiết kế, thay đổi, bổ sung thông số Dự án. Vì vậy, Bị đơn không thể đưa ra lý do này để từ chối nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, Hội đồng Trọng tài đã xác định chính Bị đơn là người làm cho tiến độ thực hiện hợp đồng bị chậm. Sở dĩ, Hội đồng Trọng tài xác định như vậy là vì có sự thay đổi từ phía Bị đơn và do không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin trong khi đó nghĩa vụ của Nguyên đơn phụ thuộc vào những công việc của Bị đơn. Cũng theo Hội đồng Trọng tài, từ việc Bị đơn là nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ nên Bị đơn không thể viện dẫn việc chậm tiến độ đề từ chối nghĩa vụ thanh toán của mình. Hướng giải quyết trên là phù hợp với khoản 3 Điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005, khoản: Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 theo đó bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền” và phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia". Ở đây, Bị đơn là người thụ hưởng công việc (người có quyền trong nghĩa vụ cung cấp dịch vụ) và Nguyên đơn là người có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ theo tiến độ những lỗi của việc chậm tiến độ là thuộc về người có quyền nên người có quyền không thể Quy trách nhiệm cho người có nghĩa vụ. Điều đó cũng có nghĩa là khi doanh nghiệp là nguyên nhân của việc không thực hiện đúng hợp đồng thì doanh nghiệp là nguyên nhân của việc không thực hiệnd dúng hợp đồng thì doanh nghiệp không thể viện dẫn việc không thực hiện đúng hợp đồng này để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia đượctrích dẫntừ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198,Email:info@everest.net.vn.