Phân tích đặc điểm của đấu giá hàng hóa và các nguyên tắc cơ bản trong đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hóa là hoạt động khá phổ biến trong hoạt động thương mại của Việt Nam hiện nay. Khi tiến hành đấu giá thì cả người tham gia đấu giá và người tổ chức bán đấu giá đều phải lưu ý một số đặc điểm của việc đấu giá.


Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198



Khoản 1 Điều 185 Luật Thương mại 2005 quy định: "Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất".


(i) Là hoạt động thương mại (có tất cả các đặc điểm của hoạt động thương mại)

(ii) Là quan hệ bán hàng, nó có thể diễn ra qua trung gian hoặc không. Người bán đấu giá có thể là thương nhân hoặc không.

(iii) Hầu hết các hàng hóa có đặc thù về giá trị mới được đem đấu giá. Người bán đưa ra một mức khởi điểm cho người mua tham khảo còn giá bán thực tế có thể thấp hơn.

(iv) Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hoặc văn bản bán đấu giá.


Điều 188 Luật Thương mại 2005 quy định về nguyên tắc đấu giá hàng hóa như sau: "Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia".


Mọi vấn đề liên quan đến cuộc đấu giá và những thông tin về hàng hóa phải được công khai cho tất cả những ai muốn mua.

Hình thức: niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về hàng hóa,…

Một số nội dung bắt buộc phải công khai:

(i) Thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá;

(ii) Tên loại hàng hóa bán đấu giá;

(iii) Số lượng, chất lượng, giá khởi điểm;

(iv) Địa điểm trưng bày giới thiệu hàng hóa, các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa;

(v) Họ tên người bán hàng, tên tổ chức bán đấu giá và những người đăng kí mua hàng hóa (nếu theo quy định của pháp luật, người mua hàng hóa phải đăng ký)…

Tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá.


Những nội dung sau phải thật rõ ràng, chính xác, đầy đủ để không tạo sự nhầm lẫn hay lừa dối đối với các bên làm cuộc đấu giá bị vô hiệu:

(i) Các thông báo về cuộc đấu giá và thông tin về hàng hóa;

(ii) Các giấy tờ liên quan đến hàng hóa;

(iii) Những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy (nhất là những hàng hóa là tài sản có gía trị về lịch sử, nghệ thuật);

(iv) Các giấy tờ xác định tư cách người tham gia đấu giá.

Người bán phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hóa, không nên đưa mức khởi điểm quá cao so với giá trị thực tế của hàng hóa làm người mua bị thiệt.

Nếu chất lượng hàng hóa không đúng như thông báo => người mua có quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tổ chức bán đấu giá kô phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của hàng hóa bán đấu giá trừ trường hợp không thông tin đầy đủ cho người mua.

Những người có thân phận pháp lý hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham gia của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc đấu giá dẫn đến


Quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa phải được coi trọng và đảm bảo đầy đủ.

Người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểm của hàng hóa, quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hàng hóa ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt hại nếu tổ chức bán đấu giá hoặc bên mua có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình.

Người mua hàng có quyền được xem hàng hóa, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa sau khi hoàn thành văn bản đấu giá và họ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán.

Tổ chức bán đấu giá được thu của người bán hàng lệ phí và các khoản chi phí cần thiết cho việc tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.