Người lao động trên 14 tuổi có được chuyển nghề đang học mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật không?

Khi tham gia học nghề thì người lao động phải đủ 14 tuổi và đủ sức khỏe để có thể tham gia học nghề. Người lao động được tự do lựa chọn ngành nghề mà mình tham gia học mà không phụ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào.

Khi tham gia học nghề thì người lao động phải đủ 14 tuổi và đủ sức khỏe để có thể tham gia học nghề. Người lao động được tự do lựa chọn ngành nghề mà mình tham gia học mà không phụ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Người lao động dưới 14 tuổi được chuyển nghề khi nào?

Tại khoản 1 điều 61 BLLĐ 2012 quy định “Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản”.

BLLLĐ quy định độ tuổi “đủ 14” để học việc là cần thiết, bên cạnh đó với tính chất của mỗi ngành nghề, công việc là khác nhau, việc chỉ định hạn mức tuổi tối thiểu là phù hợp với điều kiện theo học văn hóa và điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, ngoại lệ có những trường hợp dưới 14 tuổi cũng được tham gia học nghềtheo quy định của BLĐ - TBXH như biểu diễn nghệ thuật, xiếc, thể thao…đây phần lớn là các công việc nhẹ nhàng, mang tính chất năng khiếu, học tập ngay khi còn nhỏ

Điều 59 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

"1. Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.

2. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề".

Khi tham gia học nghề thì người lao động được tự do lựa chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu của bản thân. Như vậy, việc em trai anh tham gia học nghề tại cơ sở X là quyền của em anh chứ không phải quyền của bố mẹ anh, mặc dù khi đó em trai anh mới có 14 tuổi. Theo đó, khi em trai anh đã chọn học nghề điện nhưng không thấy phù hợp nên đã chuyển qua nghề hàn là quyền của em trai anh. Do đó, bố mẹ anh cho rằng việc cơ sở X chấp nhận yêu cầu của em mà không có sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật về học nghề là không đúng với pháp luật hiện hành.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.