Người sử dụng lao động có thể điều chuyển người lao động sang làm công việc khác được không?

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì không thể tránh khỏi trường hợp người của một bộ phận bị thiếu hoặc phải tăng cường khiến cho nhiều người lao động bị điều chuyển sang làm công việc khác với công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì không thể tránh khỏi trường hợp người của một bộ phận bị thiếu hoặc phải tăng cường khiến cho nhiều người lao động bị điều chuyển sang làm công việc khác với công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198

- Người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao độngsang làm công việc khác hay không?

Khoản 1 Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

"Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động".

Trong trường hợp này, vì lý do nhu cầu sản xuất, kinh doanh bánh kẹo tăng nhanh trong dịp tết nguyên đán nên công ty H đã quyết định chuyển một số lao động từ bộ phận sản xuất bia sang bộ phẩn sản xuất bánh kẹo là hợp lý và được sự cho phép của pháp luật.

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Do đó, yêu cầu của những người bị điều chuyển là công ty H phải thông báo trước cho họ 01 tuần là không đúng. Công ty H yêu cầu họ phải điều chuyển ngay, nếu không thực hiện sẽ bị kỷ luật cũng là không đúng. Công ty H có thể yêu cầu họ điều chuyển nhưng phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

Ngoài ra, trong trường hợp công ty H đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.