Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định như thế nào?

Khái niệm và cơ sở pháp lý

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 308 Luật thương mại 2005, Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Chế tài đình chỉ hợp đồng

Căn cứ pháp lý của chế tài này nằm tại Điều 310 Luật Thương mại 2005, theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên còn lại.

Điều kiện áp dụng

Thứ nhất, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng/đình chỉ thực hiện hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng/đình chỉ thực hiện hợp đồng;

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Thứ hai, khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên yêu cầu phải thông báo ngay cho bên còn lại biết về tạm ngừng/đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài

Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện.

Tuy nhiên LTM không chỉ rõ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng, nên theo tác giả, khi nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện bị loại trừ thì hợp đồng khả năng hợp đồng đó sẽ tiếp tục được thực hiện.

Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng

Khi một bên nhận được thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng từ bên còn lại thì hợp đồng sẽ bị chấm dứt thực hiện;

Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Biện pháp chế tài khác được áp dụng đồng thời với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng/đình chỉ thực hiện hợp đồng
Theo quy định của luật, hai chế tài này được hiểu là tác động tới hành vi của các bên trong việc thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng, do đó nó không hề đánh vào kinh tế của bất kỳ bên nào.

Vì vậy, nếu như việc vi phạm hợp đồng của một bên gây ra các tổn thất tài chính nhất định cho bên còn lại thì ngoài áp dụng 2 chế tài này, bên bị vi phạm hoàn toàn có thể áp dụng đồng thời chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chứng minh được những tổn thất ấy.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.