So sánh thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động mới nhất 2107

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động là hai hình thức giao kết hợp đồng lao động phổ biến hiện nay. Khi đó, người lao động trước khi vào làm việc phải tiến hành ký kết một trong hai loại trên.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Điểm giống nhau

(i) Cơ sở hình thành: Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều hình thành trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên.

(ii) Chủ thể: giữa một bên là người lao động và bên kia là người sử dụng lao động.

(iii) Nội dung: sau khi các bên thỏa thuận, nội dung thể hiện sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên.

(iv) Hiệu lực : do sự thỏa thuận của các bên trong thỏa ước lao động ( hợp đồng lao động). Nếu không có sự thỏa thuận, thì ngày có hiệu lực là ngày các bên giao kết hợp đồng.


Điểm khác nhau

Khái niệm

(i) Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

(ii) Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.


(i) Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những quy tắc sử sự chung. Thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành thuộc phạm vi áp dụng của nó.

(ii) Hợp đồng lao động chỉ chứa đựng những quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó.

Tính chất

(i) Thỏa ước lao động mang tính tập thể. Thể hiện ở hai khía cạnh:

Chủ thể: cá nhân người lao động
Chủ thể: bao giờ cũng là đại diện cho tập thể người lao động và người sử dụng lao động.

(ii) Hợp đồng lao động lại có tính cá nhân.

Nội dung

(i)Thỏa ước lao động tập thể chứa đựng những thỏa thuận liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả tập thể lao động. Nó còn tác động đến những đối tượng không tham gia quá trình ký kết thỏa thuận.

(ii) Hợp đồng lao động: chỉ liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ cá nhân người lao động.


(i) Thỏa ước lao động tập thể: không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.

(ii) Hợp đồng lao động chính là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.