Chịu lãi do chậm thanh toán

Công ty Tây Ban Nha (Nguyên đơn - Bên mua) ký hợp đồng mua bán với Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên bán). Nguyên đơn đã thanh toán một khoản tiền nhưng chưa nhận được hàng.

Công ty Tây Ban Nha (Nguyên đơn - Bên mua) ký hợp đồng mua bán với Công ty Việt Nam (Bị đơn - Bên bán). Nguyên đơn đã thanh toán một khoản tiền nhưng chưa nhận được hàng. Bên cạnh yêu cầu Bị đơn hoàn trả tiền đã thanh toán được Hội đồng Trọng tài chấp nhận, Nguyên đơn còn yêu cầu Bị đơn thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


Quan điểm và ý kiến cá nhân: Ở đây, Hội đồng Trọng tài chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm trả của Nguyên đơn và vụ việc này giúp chúng ta làm rõ hai vấn đề mà doanh nghiệp nên lưu tâm. * Về mức lãi chậm trả Hội đồng Trọng tài đã xét rằng “Nguyên đơn và Bị đơn không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Việc Bị đơn giữ khoản tiền 358.723,52 USD là không có cơ sở. Do đó, Bị đơn phải chịu lãi chậm trả tính trên số tiền 358.723,52 USD đang giữ của Nguyên đơn”. Vấn đề tiếp theo là Bị đơn phải chịu lãi chậm trả ở mức nào? Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005, “trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Ở đây, mức lãi mà bên chậm thanh toán phải chịu “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”. Tuy nhiên, thế nào là “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường” lại chưa được Luật Thương mại năm 2005 làm rõ. Về chủ đề này, Hội đồng Trọng tài đã theo hướng “do các Bên thanh toán bằng USD, Hội đồng Trọng tài xét thấy cần lấy mức lãi nợ quá hạn đối với cho vay bằng USD tại thời điểm giải quyết tranh chấp của 03 Ngân hàng là Ngân hàng H 11,25 %/năm, Ngân hàng N 8,25 %/năm và Ngân hàng T 8,7%/năm. Như vậy, mức lãi nợ quá hạn trung bình trên thị trường là 9,4 %/năm (0,78 %/tháng, 0,025 %/ngày) và thấp hơn yêu cầu của Nguyên đơn nên Hội đồng Trọng tài chỉ chấp nhận mức lãi chậm trả là 0,78 %/tháng (0,025 %/ngày)”. Như vậy, theo Hội đồng Trọng tài, mức lãi chậm trả trên cơ sở Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 là “mức lãi nợ quá hạn đối với cho vay bằng USD tại thời điểm giải quyết tranh chấp của 03 Ngân hàng” tại địa phương. Trong nhiều vụ việc khác, Hội đồng Trọng tài thuộc VIAC cũng theo hướng này. Chẳng hạn, tại một Phán quyết trọng tài khác nêu “để xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, Hội đồng Trọng tài căn cứ trên lãi suất nợ quá hạn trung bình đang áp dụng tại ba Ngân hàng lớn: Ngân hàng Q, Ngân hàng C và Ngân hàng N". Ở đây, hướng của Hội đồng Trọng tài tương thích với hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi áp dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005. Bởi lẽ, trong Quyết định số 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã từng xét rằng “Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng với quy định của pháp luật” và quyết định này ngày nay đã được phát triển thành Án lệ số 09/2016/AL. Do đó, khi yêu cầu một bên thanh toán lãi chậm trả, doanh nghiệp cần chuẩn bị xác định mức lãi chậm trả trung bình của ít nhất 03 ngân hàng tại địa phương. * Về thời gian tính lãi chậm trả Liên quan đến thời gian tính lãi, Hội đồng Trọng tài đã xét rằng với nội dung theo đó bên bị vi phạm được yêu cầu lãi chậm trả cho khoảng thời gian “tương ứng với thời gian chậm trả”, Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 cho thấy chừng nào nghĩa vụ thanh toán chưa được thực hiện thì lãi chậm trả vẫn phát sinh. Tuy nhiên, trong Đơn khởi kiện, Nguyên đơn chỉ yêu cầu tạm tính đến ngày nộp Đơn khởi kiện là ngày 10/10/2013 và, trong Bản luận cứ, Nguyên đơn cũng chỉ yêu cầu tính đến ngày nộp Đơn khởi kiện. Yêu cầu này là có lợi cho Bị đơn so với quy định của Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 nên được Hội đồng Trọng tài chấp nhận tính lãi đến ngày 10/10/2013". Như vậy, chừng nào khoản tiền làm phát sinh lại chưa được thanh toán thì vẫn làm phát sinh lãi . Trong vụ việc nêu trên, Nguyên đơn chỉ yêu cầu tính lãi đến một thời điểm nhất định mà không tính đến thời điểm hoàn tất việc thanh toán nên Hội đồng Trọng tài đã chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn (tôn trọng sự định đoạt của Nguyên đơn đồng thời bảo vệ lợi ích cho Bị đơn). Với hướng này, bên được thanh toán gặp bất lợi vì thời gian tính lãi bị rút ngắn so với quy định. Để không bị thiệt thòi liên quan đến tính lãi, doanh nghiệp nên biết rằng chừng nào khoản tiền làm phát sinh lãi chưa được thanh toán thì khoản tiền này vẫn làm phát sinh lãi nên cần đưa ra yêu cầu tương thích để bảo vệ lợi ích của mình đối với người chậm thanh toán.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.