Tranh chấp hợp đồng tín dụng, một số điểm quan trọng cần lưu ý

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng. Dưới đây là các loại tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến hiện nay.

Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng

Đối với bên cho vay, khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân cho bên vay, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của họ dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của bên vay sau này.

Đối với bên vay, hành vi phát sinh tranh chấp chủ yếu là việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi. Theo thực tiễn nghiên cứu, đây là dạng tranh chấp xảy ra phổ biến nhất trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng

Mặc dù đây không phải là dạng tranh chấp phổ biến nhưng lại là dạng tranh chấp đa dạng và phức tạp, nhất là một bên chủ thể trong hợp đồng tín dụng có yếu tố nước ngoài.

Khi ký kết hợp đồng tín dụng, việc xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng là điều hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến hiệu lực của hợp đồng và việc thực hiện nội dung hợp đồng sau này. Có rất nhiều trường hợp, do phía bên tổ chức tín dụng không xác định đúng tư cách chủ thể dẫn đến hợp đồng bị tuyên vô hiệu, làm ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức tín dụng là bên cho vay trong hợp đồng.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198


Tranh chấp phát sinh trong việc xử lý tài sản bảo đảm của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản

Xuất phát từ giá trị của hợp đồng tín dụng và bản chất rủi ro của nó nên các tổ chức tín dụng coi hợp đồng bảo đảm là nguồn cứu cánh của mình khi phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của bên vay.

Các tranh chấp này xảy ra tương đối nhiều và chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Căn nguyên của tranh chấp này bắt đầu ngay từ khâu thẩm định, định giá tài sản bảo đảm của đội ngũ nhân viên tín dụng. Nếu như bước đầu thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm không hiệu quả, nguồn vốn thu về sẽ không cao.

Tranh chấp phát sinh từ chính pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Pháp luật hiện nay đưa ra rất nhiều lựa chọn cho các bên về các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Các phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến có thể kể đến là: thương lượng; hòa giải; trọng tài

Tuy nhiên, nếu như ngay từ khi ký kết hợp đồng các bên không thỏa thuận trước với nhau về việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như luật áp dụng thì sau khi có tranh chấp phát sinh, bên cạnh tranh chấp về nghĩa vụ còn có thể dẫn đến tranh chấp về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.