Thủ tục giải thể Công ty TNHH một thành viên quy định như thế nào?

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp riêng mà có sự khác nhau trong việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty. Giải thể doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên cũng vậy. Bạn cần nắm rõ các quy trình và giấy tờ cần thiết để hoàn thành thủ tục giải thể một cách nhanh chóng nhất.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bích Phượng - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

I. Những trường hợp và điều kiện giải thể công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014

1. Công ty TNHH có thể giải thể khi:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ sở hữu công ty;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH 1 thành viên muốn giải thể phải có điều kiện sau:

- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

- Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

II. Trình tự thực hiện Thủ tục giải thể công ty TNHH 1 thành viên

1. Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

- Theo quy định tại Điều 202 LDN 2014, quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Lý do giải thể;

+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, Cơ quan thuế, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

2. Doanh nghiệp Hoàn thiện thủ tục thuế để giải thể

Trước hết, doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin cấp Thông báo đóng mã số thuế tại Chi cục thuế trực thuộc trong thời gian quy định.

* Hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế (liên hệ để nhận được hồ sơ mẫu)

1) Thông báo giải thể

2) Quyết định giải thể doanh nghiệp của Chủ sở hữu công ty/ HĐTV/ HĐCĐ

3) Xác nhận đóng Mã số hải quan tại Tổng cục Hải quan

4) Công văn xin chấm dứt hiệu lực Mã số thuế của công ty;

5) Bản sao có công chứng Giấy chúng nhận Đăng ký kinh doanh

3. Thủ tục về Dấu pháp nhân khi giải thể công ty TNHH 1 thành viên

Luật mới chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc doanh nghiệp có cần trả con dấu sau khi giải thể hay không. Nhưng do việc dùng và quản lý con dấu do doanh nghiệp tự quyết định nên hiện sau khi giải thể doanh nghiệp không cần trả con dấu.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn viết đầy đủ thủ tục trong trường hợp phải trả con dấu như sau:

Sau khi thực hiện xong thủ tục tại Chi cục thuế, doanh nghiệp được cấp Thông báo đóng mã số thuế. Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục trả con dấu pháp nhân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hôi- Công an thành phố nơi doanh nghiệp được cấp GCN Đăng ký kinh doanh.

* Hồ sơ thực hiện việc trả con dấu khi giải thể

1) Công văn trả dấu;

2) Bản chính GCN đăng ký mẫu dấu;

3) Dấu pháp nhân;

4) Bản sao GCN đăng ký kinh doanh có công chứng;

5) Giấy giới thiệu (trong trường hợp Đại diện theo pháp luật của Công ty không trục tiếp tiến hành trả con dấu).

4. Thủ tục giải thể tại Sở kế hoạch & Đầu tư

4.1 Hồ sơ cần để giải thể doanh nghiệp (liên hệ để nhận được hồ sơ mẫu)

1) Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

2) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

3) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

4) Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

5) Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào);

6) Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định;

7) Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế);

8) Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

9) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

10) Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động;

11) Nếu công ty TNHH 1 thành viên có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

4.2 Số lượng hồ sơ cần thể giải thể doanh nghiệp

01 bộ

4.3 Thời gian giải quyết thủ tục giải thể tại sở kế hoạch đầu tư

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

5. Khi giải thể công ty TNHH 1 thành viên các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự sau đây:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế và các khoản nợ khác.

- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

6. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên

- Cất giấu, tẩu tán tài sản;

- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

- Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

- Huy động vốn dưới mọi hình thức khác

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.