Sự khác nhau giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc đều do người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

Căn cứ theo quy định tại điều 48, 49 Bộ luật lao động năm 2012 và điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điểm giống nhau giữa chế độ trợ cấp thôi việc và chế độ trợ cấp mất việc gồm những điểm sau:

+ Cả thôi việc và mất việc cùng dẫn đến hậu quả pháp lý là sự chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc đều do người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. (Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thời gian làm việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc).

+ Tiền lương để tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm.

Điểm khác nhau giữa chế độ trợ cấp thôi việcchế độ trợ cấp mất việc gồm những điểm sau:

Trợ cấp thôi việc:
Có 8 trường hợp quy định tại điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 được hưởng trợ cấp thôi việc:

Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này (Trường hợp gia hạn hợp đồng với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kì công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động).

Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của bộ luật này.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trợ cấp thôi việc

Có 2 trường hợp quy định tại điều 44, 45 Bộ luật lao động năm 2012 được hưởng trợ cấp mất việc:

Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Trường hợp mất việc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã .
Mức hưởng
Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. (khoản 1, điều 48 Bộ luật lao động năm 2012).

Mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. (khoản 1, điều 49 Bộ luật lao động năm 2012). Nghĩa là trong trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

Bạn cần phân biệt rõ ràng 2 trường hợp mất việc (điều 44, 45 Bộ luật lao động năm 2012) với trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã (khoản 10, điều 36 bộ luật lao động năm 2012) để áp dụng luật một cách chính xác nhất. Trường hợp quy định tại Điều 44, 45 là áp dụng đối với nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc vì lí do kinh tế. Còn trường hợp tại khoản 10 áp dụng trong trường hợp vì lí do kinh tế mà NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với một hoặc một vài người.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.