Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc năm 1980 (sau đây gọi tắt là "Công ước Viên năm 1980") là văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân là công dân, pháp nhân của quốc gia thành viên; được ban hành dưới sự bảo trợ của Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hợp quốc (UNCITRAL).

Công ước được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản nhất của quan hệ hợp đồng, tập quán quốc tế, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên bán

Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ có liên quan (Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 41 Công ước Viên năm 1980 ).

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên trong hợp đồng hoặc nếu không có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận một thời điểm cụ thể mà thoả thuận một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời gian đó. Ngoài các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết (Điều 33 Công ước Viên năm 1980).

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu hàng hoá không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán đã biết vào lúc ký kết hợp đồng hoặc hàng có các tính chất của hàng mẫu hay kiểu dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói theo cách thông thường cho những hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp để có thể bảo vệ hàng hoá đó (Điều 35 Công ước Viên năm 1980).

Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác (Điều 41 Công ước Viên năm 1980).

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại (điều 31 Công ước Viên năm 1980).

Quyền của bên bán (Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 74; Điều 78 Công ước Viên năm 1980)

Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tại Công ước. Đó là:

(i) Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua;

(ii) Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh;

(iii) Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp Công ước quy định;

(iv) Yêu cầu bồi thường thiệt hại;

(v) Yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua

Nghĩa vụ bên mua (Điều 53; Điều 59; Điều; Điều 60 Công ước Viên năm 1980)

Theo quy định tại Điều 53 Công ước Viên năm 1980, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.

Thanh toán tiền hàng

Bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo Công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục mào về phía bên bán (Điều 59 Công ước Viên năm 1980). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc Luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng tại địa điểm nhất định. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền sẽ là nơi bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hoá hoặc thanh chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.

Nhận hàng

Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60 Công ước Viên năm 1980) theo đúng quy định trong hợp đồng.

Quyền của bên mua (Điều 46; Điều 47; Điều 49 Công ước Viên năm 1980):

Khi một bên bán vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình:

Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (Nếu hàng hoá chưa phù hợp) hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật)…

Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy. Trong trường hợp này, bên mua có thể cho phép bên bán có thêm một thời hạn nhất định để thực hiện sự sửa chữa ấy (Điều 46 Công ước Viên năm 1980).

Nếu bên bán không đảm bảo đựơc thời gian giao hàng thì bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47 Công ước Viên năm 1980).

Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng nếu trong những trường hợp việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49 Công ước Viên năm 1980).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.