Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện, bên giao đại diện với nhau và đối với bên thứ ba được quy định như thế nào?

Luật Thương mại xác định trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.


Bài tư vấn pháp luật được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Một là, quy định về quyền



+ Hưởng thù lao
+ Yêu cầu thanh toán chi phí
+ Nắm giữ các tài sản được giao (đương nhiên)


+ Không chấp nhận những hợp đồng bên đại diện đã kí không đúng thẩm quyền (nếu có thiệt hại được bồi thường)
+ Yêu cầu bên đại diện cung cấp những thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền
+ Đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ những chỉ dẫn đó.

Hai là, quy định về nghĩa vụ

- Bên đại diện:

+ Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện, thực hiện các hoạt động chỉ trong phạm vi đại diện và không được thực hiện các hoạt động đó với danh nghĩa của mình hoặc của một bên khác (đặc biệt quan trọng trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa bên đại diện và bên giao đại diệ: trường hợp gây thiệt hại do vượt quá phạm vi đại diện, trường hợp có xung đột lợi ích kinh tế…).
+ Thông báo cho bên đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã ủy quyền (đây là những thông tin đã biết hay phải biết, nó sẽ giúp bên giao đại diện hoạch định kế hoạch kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện tiếp tục thực hiện công việc đại diện).
+ Thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu nó không vi phạm qui định của pháp luật (có thể từ chối nếu nó vi phạm pháp luật hoặc trao đổi lại nếu thấy chỉ dẫn đó nếu được thực hiện sẽ gây thiệt hại cho bên giao đại diện).
+ Không được thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc người thứ 3 trong phạm vi đại diện..
+ Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
+ Ko tiết lộ hoặc cung cấp bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện.

- Bên giao đại diện:

+ Thông báo về việc giao kết, việc thực hiện các hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết (bên đại diện cần phải biết bên giao đại diện có chấp nhận hay không việc đó, về khả năng có giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng được không, thông báo này cần phải kịp thời).

+ Cung cấp tài sản tài liệu cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện.

+ Trả thù lao và các chi phí hợp lí khác.

Ba là, quy định về nghĩa vụ với bên thứ ba

+ Của bên đại diện: báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi đại diện, về việc sửa đổi bổ sung phạm vi đại diện (565 Bộ luật Dân sự).

+ Của bên giao đại diện: báo bằng văn bản cho bên thứ 3 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện, nếu không báo thì hợp đồng mà bên đại diện kí với bên thứ 3 vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ 3 biết hoặc buộc phải biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này (569 Bộ luật Dân sự).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.