Quy định về giám hộ tại Bộ luật dân sự năm 2015

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Pháp luật dân sự quy định khá cụ thể về chế định giám hộ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người chưa thành niên mà không có sự giáo dục chăm sóc của bố mẹ, người có khó khăn trong nhận thức điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về người được giám hộ.

Theo điều 47, Bộ luật dân sự 2015 quy định, thì người được giám hộ bao gồm: (i)Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; (ii)Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; (iii)Người mất năng lực hành vi dân sự; (iv)Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ hai, về hình thức giám hộ.

Pháp luật quy định hai hình thức giám hộ đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

Thứ ba, về điều kiện của người giám hộ.

Cá nhân đủ điều kiện tại điều 49, Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể làm người giám hộ: (i)Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;(ii)Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; (iii)Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; (iv)Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Thứ tư, về điều kiện của pháp nhân giám hộ.

Pháp nhân đủ điều kiện tại điều 50, Bộ luật dân sự 2015 thì có thể làm người giám hộ: (i)Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ; (ii)Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.Mặc dù luật không quy định rõ về “điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” là gì, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng điều kiện cần thiết là điều kiện về kinh tế và các điều kiện thực tế như là nơi ở, nơi sinh sống cùng nhau, hoặc nơi mà người giam hộ thường xuyên giám sát, quản lý được người được giám hộ.

Luật gia Nguyễn Thu Trang - Tổ tư vấn trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn