Những lưu ý quan trọng khi ký kết hợp đồng kinh tế năm 2017

Khi ký kết hợp đồng không tránh khỏi những sai sót, rủi ro. Vì vậy, trước khi ký kết thì cả hai bên đều phải lưu ý những tránh những sai sót trên.


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Hải Anh- Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:



Trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, việc ký kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng Kinh tế - Thương mại là yếu tố không thể thiếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có rất nhiều những rủi ro pháp lý trong việc ký kết hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn kém nhiều công sức, tiền của để khắc phục những thiệt hại đó. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra những lưu ý cơ bản khi ký kết hợp đồng Kinh tế - Thương mại như sau:


Hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp đồng nào được pháp luật quy định lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký (như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì không bao giờ được tùy tiện bỏ qua. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng thực sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý.
Cũng cần lưu ý đối với những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm chắc chắn rằng không bên nào từ chối được nội dung thỏa thuận mà hai bên đã ký.

- Thứ hai, nội dung của hợp đồng

Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện
+ Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
+ Lưu ý chủ thể ký kết hợp đồng: Những người tham gia ký kết hợp đồng phải bảo đảm đủ tư cách như: đủ độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi và trong trường hợp đại diện để ký kết hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.

Cần chú ý đối với hợp đồng Kinh doanh – Thương mại thì hầu hết các chủ thể là pháp nhân do đó phải do người đứng đầu hay đại diện hợp pháp của pháp nhân như Giám đốc, chủ doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có chức danh Giám đốc) ký kết hoặc người đại diện do người đứng đầu pháp nhân đó ủy quyền thay mặt ký kết và việc ký kết phải được đóng dấu hợp lệ của pháp nhân.
Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và có hiệu lực thi hành.
Việc bảo đảm về hình thức của hợp đồng cũng như bảo đảm chủ thể khi ký kết hợp đồng sẽ loại trừ đáng kể những rủi ro không đáng có.
Khi ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.

- Thứ ba, đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng

Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép bạn đánh giá được khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác từ đó bạn sẽ có sự lựa chọn cần thiết là có nên hợp tác hay ký kết hợp đồng với họ hay không?
Việc làm này là hoàn toàn cần thiết vì có thể loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro khi ký hợp đồng và còn tạo cơ hội cho công việc của doanh nghiệp luôn phát triển vững chắc.

- Các lưu ý cụ thể khác

+ Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng là yếu tố rất quan trọng khi ký kết hợp đồng, việc ký hợp đồng phải dựa trên một hay nhiều văn bản pháp luật để sau khi có tranh chấp phát sinh thì văn bản pháp luật đó là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và giải quyết các tranh chấp đó.

+ Giải thích thuật ngữ: Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế, có nhiều nội dung hợp đồng như hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng thuê hàng hoá, ... có tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành đặc thù. Do đó những khái niệm, thuật ngữ, quy định cho nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học và tránh xung đột, tranh cãi hoặc tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.

+ Mục lục hợp đồng: Tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng, nội dung, quy mô và tính chất của hợp đồng mà các hợp đồng ngoài bản chất thì còn có các mục lục hợp đồng. Mục lục hợp đồng là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình soạn thảo, đàm phán và thực thi hợp đồng.

+Nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Nếu bất kỳ nội dung nào mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mà vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì nội dung đó bị vô hiệu, nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ, điều này cũng sẽ làm bạn phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề, chẳng hạn tài sản giao dịch có thể bị tịch thu, không thu hồi được vốn, không được pháp luật bảo hộ...


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.z
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.