Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc năm 2017 là bao nhiêu?

Về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Căn cứ Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật; Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, quy định đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc bao gồm:

Một là, người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

Hai là, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

Ba là, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Bốn là, người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Như vậy, về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH:

- Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

- Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

- Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp đóng tất.

Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:

(Về tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm hiện nay vẫn chưa có quy định thay đổi mức đóng cho năm 2017, do đó khi tham gia bảo hiểm doanh nghiệp vẫn thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày 09/09/2015. - áp dụng từ ngày 01/01/2016)

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2017:

Mức lương tham gia bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13:

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Cụ thể về các khoản tiền lương và phụ cấp phải tính vào để đóng bảo hiểm được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH.

Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

- Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

+ Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộc như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.