Giá trị thanh toán của hóa đơn giá trị gia tăng

Trên cơ sở các giao dịch được xác lập giữa Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn), Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn là 1.545.266.000 VND. Bị đơn cho rằng

Trên cơ sở các giao dịch được xác lập giữa Công ty B (Nguyên đơn) và Công ty L (Bị đơn), Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn là 1.545.266.000 VND. Bị đơn cho rằng đã thanh toán cho Nguyên đơn bằng cách cấn trừ tiền và để chứng minh cho việc Bị đơn đã đưa ra một số Hóa đơn giá trị gia tăng nhưng không được Hội đồng Trọng tài chấp nhận.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông đường bộ, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quan điểm và ý kiến cá nhân:

Trong quan hệ kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện nghĩa vụ thanh toán với đối tác và cách thức thực hiện nghĩa vụ rất đa dạng. Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán này có thể được tiến hành bằng giao tiền mặt trực tiếp, bằng chuyển khoản. Việc thanh toán này cũng có thể được tiến hành bằng cách cấn trừ nợ, tức bù trừ nghĩa vụ giữa các bên.

Trước sự đa dạng về cách thức thanh toán nêu trên nên đôi khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chứng minh có việc thanh toán hay không. Trong vụ việc nêu trên, Bị đơn cho rằng Bị đơn đã thanh toán cho Nguyên đơn “đủ số tiền” vì đã “cấn trừ bằng tiền phí dịch vụ bảo trì”. Ở đây, Bị đơn cho rằng Nguyên đơn cũng có nghĩa vụ với Bị đơn nên hai nghĩa vụ này được cấn trừ cho nhau nên nghĩa vụ chấm dứt. Nếu có việc cấn trừ thì nghĩa vụ chấm dứt trên cơ sở Điều 380 Bộ luật dân sự năm 2005 và Điều 378 Bộ luật dân sự năm 2015, “trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Để chứng minh cho việc đã cấn trừ khoản tiền trên bằng tiền phí dịch vụ bảo trì của hợp đồng số 03/0210/HDQL, Bị đơn đã đưa ra các Hóa đơn giá trị gia tăng như các Hóa đơn giá trị gia tăng SỐ 0047962 ngày 28/07/2010 đối với phí từ tháng 02/2010 đến tháng 07/2010, số 0047963 ngày 28/07/2010 đối với phí từ tháng 08/2010 đến tháng 12/2010, số 0000002 ngày 01/04/2011 đối với phí từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011, số 0000005 ngày 04/07/2012 đối với phí từ tháng 07/2011 đến tháng 12/2011, số 0000019 ngày 03/01/2012 đối với phí từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012 và Hóa đơn số 0000054 ngày 02/07/2012 đối với phí từ tháng 07/2012 đến tháng 12/2012.

Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cho rằng “các Hóa đơn này chỉ có con dấu và chữ ký của phía Bị đơn (người cung cấp các Hóa đơn) và Nguyên đơn đã phủ nhận tại Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp rằng các Hóa đơn này không có giá trị chứng cứ chứng minh đã có việc cấn trừ khoản tiền trên với tiền thanh toán của hợp đồng số 03/0210/HDQL. Nguyên đơn cho rằng việc lập các Hóa đơn này không thay thế nghĩa vụ của Bị đơn phải hoàn trả số tiền còn thiếu 1.545.266.000 VND từ hợp đồng số 01/1109/HDNX cho Nguyên đơn và giữa Nguyên đơn và Bị đơn không có bất kỳ thỏa thuận cấn trừ công nợ nào giữa hợp đồng số 01/1109/HDNX và hợp đồng số 03/0210/HDQL". Từ đó, Hội đồng Trọng tải theo hướng các Hóa đơn giá trị gia tăng trên “không có giá trị chứng cứ chứng minh đã có việc cấn trừ khoản tiền trên”.

Như vậy, các Hóa đơn giá trị gia tăng không có giá trị chứng minh và việc này xuất phát từ thực tế là chỉ Bên cung cấp các Hóa đơn giá trị gia tăng ký vào hóa đơn và Bên còn lại không thừa nhận các Hóa đơn giá trị gia tăng. Việc các Hóa đơn giá trị gia tăng chi có chữ ký của Bên cung cấp cho thấy đây là chứng cứ đơn phương từ người cung cấp nên không đảm bảo tính khách quan. Do đó, sẽ là bất công nếu Hội đồng Trọng tài chấp nhận trong trường hợp bên còn lại phản đối.

Từ vụ việc trên, doanh nghiệp biết rằng các Hóa đơn giá trị gia tăng chỉ có xác nhận từ phía người lập ra hóa đơn thì các hóa đơn này không có giá trị chứng cứ xác đáng. Để có giá trị chứng cứ ràng buộc các bên thì các Hóa đơn giá trị gia tăng cân có xác nhận từ hai phía.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.