Điểm mới của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện hành

Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các thương nhân có thể chọn một trong bốn phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp: thương lượng giữa các bên, hoà giải giữa các bên, giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.



Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198





Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về các hình thức giải quyết tranh chấp như sau:

"1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án".

Trong đó, các phương thức quy định cụ thể như sau:

1. Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng với nhau mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba.

1.1. Ưu điểm

Đây là hình thức ra đời rất sớm và thường được các thương nhân lựa chọn vì những mặt ưu điểm của nó sau đây:

– Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt

– Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc.

– Đảm bảo bí mật.

– Ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương lượng xong.

1.2. Nhược điểm

– Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu có bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn.

– Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.

Mặt khác, pháp luật điều chỉnh giai đoạn thương lượng này chưa rõ, hiệu lực của thỏa thuận đôi bên có hiệu lực đến đâu, chế tài ra sao đối với một bên không chấp hành thỏa thuận lúc thương lượng, thương lượng này có được Tòa án công nhận hay không…cần phải làm đầy đủ các quy định như thế thì hình thức thương lượng mới có tác dụng, hiệu quả.


Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa… Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp có lợi nhất cho đôi bên, có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp do họ đề ra, chấm dứt xung đột.

Kết quả của hòa giải phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Thiện chí giữa các bên tham gia tranh chấp, nhằm mềm hóa các xung đột với mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác, làm ăn lâu dài.

+ Uy tín, kinh nghiệm và kỹ năng của người đứng ra làm trung gian hòa giải.

Ưu điểm và khuyết điểm của hình thức “hòa giải” giống như hình thức thương lượng. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất có hiệu quả, được giới kinh doanh ưa chuộng, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại ở các quốc gia khác.


Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.

* Ưu điểm

– Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp…)

– Thủ tục đơn giản, ngắn gọn và trong trường hợp cần thiết thì bảo đảm bí mật hơn so với giải quyết bằng Tòa án.

Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài là một ràng buộc có hiệu lực thi hành không bắt buộc phải dựa trên sự thống nhất của đôi bên.

4. Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do đó các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài[2].

Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua Tòa án được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:



  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Chi nhánh Tây Hà Nội:Tầng 9, tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  3. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  4. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6198
  5. E-mail:info@everest.net.vn, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.