Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Hành vi sao chép, cắt xén nội dung bài viết, hình ảnh, video được đăng tải trên các website chính thức của tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý hành chính và kể cả hình sự trong nhiều trường hợp. Vì vậy chúng cần được bảo hộ trong môi trường này.

Hành vi sao chép, cắt xén nội dung bài viết, hình ảnh, video được đăng tải trên các website chính thức của tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý hành chính và kể cả hình sự trong nhiều trường hợp. Vì vậy chúng cần được bảo hộ trong môi trường này.

Bài viết được thực hiện bởi: Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198

- Hành vi xâm phạm quyền tác giả là như thế nào?

Một số hành vi được xem là xâm phạm quyền tác giả bao gồm: (i) Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; (ii) Sử dụng tác phẩm không nêu hoặc nêu không đúng tên thật, bút danh của tác giả; (iii) Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; (iv) Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả.

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ có quy định về 2 cơ chế xử lý đối với hành vi vi phạm quyền tác gi, cụ thể:
(i) Xử lý hành chính: áp dụng hình thức phạt tiền với điều kiện hành vi xâm phạm quyền tác giả gây thiệt hại cho tác giả, người tiêu dùng hoặc cho xã hội. Mức phạt tiền tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể có thể dao động từ từ 2 triệu đồng đến 250 triệu đồng.
(ii) Xử lý hình sự: hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền tác giả đối với những nội dung được đăng tải trên các website của tổ chức, cá nhân từ thời điểm những nội dung đó được chính tác giả sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt việc đã được công bố, đăng ký hay chưa.

(i) Tác phẩm

Một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải thỏa mãn 2 tiêu chí sau: (i) Là tác phẩm do chính người viết sáng tạo bằng trí tuệ của mình và không sao chép từ người khác; (ii) Không phải là những tác phẩm mang tính đưa tin tức thời sự phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận, một bài viết thông báo và trích dẫn thuần túy nội dung của một văn bản pháp luật và bản dịch thuật của nó, những bài viết mang tính lý luận, đưa ra khái niệm, số liệu thuần túy

(ii) Hình ảnh, video (bản ghi âm, ghi hình)

Một sản phẩm ghi âm, ghi hình được pháp luật bảo hộ khi nhà sản xuất xuất bản hình ảnh, video đó thuộc một trong các trường hợp: (i) Mang quốc tịch Việt Nam; hoặc (ii) Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo hộ quyền tác giả cho cả tổ chức, cá nhân nước ngoài

Pháp luật Việt Nam cũng bảo hộ quyền tác giả của cá nhân, tổ chức nước ngoài có những nội dung được công bố : (i) Lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào; hoặc (ii) Đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác. Được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.

Quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn đối với nội dung: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Sự toàn vẹn của tác phẩm.Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tác phẩm không thuộc các loại này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; Giải pháp pháp lý để bảo vệ quyền tác giả. Khi phát hiện ra đối tượng có hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình, tổ chức, cá nhân có thể tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tiến hành: (i) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả; (ii) Yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Dân sự, Hình sự. Trước khi nộp đơn yêu cầu nhà nước bảo hộ quyền lợi của mình, cá nhân bị xâm phạm cần thu thập chứng cứ (chụp hình trang web sao chép, thu thập các số liệu có liên quan,...), cần thiết tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia để hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ pháp lý để nộp đơn đúng thời hiệu.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.