Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Giao dịch bảo đảm hiện nay khá phổ biến trong các giao dịch dân sự nói chung. Luật cũng quy định khá chi tiết về các biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự. Vậy các biện pháp này có các đặc điểm chung gì?

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó bị vi phạm.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198
Mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho nghĩa vụ chính

Khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập. Nội dung và hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.

Đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự

Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Mỗi biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm và chức năng riêng nhưng nhìn chung đều có ba chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt.

Đối tượng là những lợi ích vật chất

Chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất, không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất ở đây thường là một tài sản có đủ các yếu tố mà pháp luật quy định đối với một đối tượng của giao dịch dân sự.

Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính

Phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tế, có nhiều trường người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lướn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thực chất cũng là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.

Chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ

Đặc điểm này thể hiện chức năng dự phòng, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm đảm bảo quyền lượi cho bên có quyền. Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ thì biện pháp bảo đảm đó cũng đk coi là chấm dứt.

Phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên (trừ biện pháp cầm giữ tài sản)

Có thể nói các biện pháp bảo đảm là một hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính. Cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên. Trong một số giao dịch pháp luật quy định phải có biện pháp bảo đảm những cũng không làm mất đi sự thỏa thuận giữa các bên.

Nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đấy đủ của bên có nghĩa vụ. Mặt khác, các biện pháp này cũng giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.