Các hình thức của hợp đồng dân sự được pháp luật công nhận là gì?

Anh Vũ Minh tại Yên Bái có gửi câu hỏi về cho Công ty Luật TNHH Everest như sau: "Luật sư có thể phân biệt giúp tôi các hình thức của hợp đồng dân sự được không? " Công ty Luật TNHH Everest xin được trả lời câu hỏi của quý khách hàng như sau:

Hỏi: Luật sư có thể phân biệt giúp tôi các hình thức của hợp đồng dân sự được không? Tôi xin cảm ơn (Vũ Minh – Yên Bái)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Đoàn Thị Bích - Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định.Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định.

Căn cứ Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự theo đó hình thức của hợp đồng cũng được quy định như sau:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ nhất: Hình thức miệng (bằng lời nói)
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền).Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này còn được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau và thêm vào đó nữa là các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….

Thứ hai: Hình thức viết (bằng văn bản)

Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản.Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia.

Vì vậy, đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này.Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản.Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lí, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất.Hợp đồng lọai này có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng được lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau.
Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

Thứ ba hình thức khác:
Ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thỏa thuận giao kết trên thực tế. Và điểm cần lưu ý là đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra thì các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết, tuy nhiên đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức văn bản có công chứng nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.z
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.