Xác định khoản lợi đáng ra được hưởng nếu không có vi phạm

Công ty Trung Quốc (Nguyên đơn – Bên bán) ký hợp đồng với Công ty Việt Nam ( Bị đơn - Bên mua ) về mua bán thiết bị đồng bộ cho Nhà máy thủy điện . Trước việc Bên bán yêu cầu Bên mua trả tiền

Công ty Trung Quốc (Nguyên đơn – Bên bán) ký hợp đồng với Công ty Việt Nam ( Bị đơn - Bên mua ) về mua bán thiết bị đồng bộ cho Nhà máy thủy điện . Trước việc Bên bán yêu cầu Bên mua trả tiền , Bên mua cho rằng Nguyên đơn vi phạm thời gian giao hàng , lắp đặt chuyển giao công nghệ nên phải bồi thường khoản lợi đáng ra được hưởng . Bị đơn đưa ra một mức cụ thể nhưng chỉ được Hội đồng Trọng tài chấp nhận một phần.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật giao thông, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Quan điểm và ý kiến cá nhân:
Trong vụ việc trên, Bên bán có vi phạm hợp đồng, có gây thiệt hại cho Bên mua và, tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, Bên bán đã thừa nhận. Như vậy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Bên bán đã hội đủ (trên cơ sở Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 theo đó “trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”). Vấn đề tiếp theo là Bên bán phải bồi thường cho Bên mua những khoản thiệt hại nào. Theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005, “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Với quy định này, khi có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm được bồi thường “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Trong thực tế, có không ít khó khăn trong việc xác định “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Trong vụ việc nêu trên, Bên mua cho rằng do vi phạm thời gian giao hàng, lắp đặt chuyển giao công nghệ nên Nguyên đơn đã làm phát sinh thiệt hại về doanh thu do chậm khai thác phát điện và phần thiệt hại này được tính toán trên cơ sở từ thời gian phải hoàn tất việc lắp đặt phát điện theo hợp đồng cho đến ngày nhà máy điện phát được điện lên lưới quốc gia. Theo hợp đồng, ngày phải hoàn tất việc lắp đặt phát điện chậm nhất là ngày 30/10/2011, ngày thực tế phát điện lên lưới điện quốc gia là tháng 02/2012 nên thiệt hại phát sinh về thu nhập do hành vi chậm trễ là 04 tháng từ tháng 11/2011 đến tháng 02/2012. Về con số cụ thể, Bị đơn yêu cầu Nguyên đơn bồi thường thiệt hại cho Bị đơn phần thu nhập từ tiền bán điện trong 04 tháng với số tiền: 9.320.288.976 VND. Bên mua đã đưa ra một con số rất cụ thể về thiệt hại được bồi thường. Tuy nhiên, theo Hội đồng Trọng tài, “vì Bị đơn đã không cung cấp được chứng cứ đầy đủ và chính xác để xác định mức độ thiệt hại cụ thể mà Bị đơn phải chịu, do đó, để xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại của Bị đơn và trên cơ sở trình bày của Nguyên đơn, Hội đồng Trọng tài nhận thấy trong quá trình tranh luận tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài về mức bồi thường thiệt hại, về cơ bản ý chí của hai bên đã gặp nhau ở mức bồi thường thiệt hại là khoảng 20 % trên tổng doanh thu. Doanh thu bán điện của tháng 11/2011 là 2.287.616.640 VND, doanh thu của tháng 12/2011 là 2.493.225.910 VND. Tổng doanh thu bán điện của hai tháng 11/2011 và tháng 12/2011 là 4.780.935.550 VND. Như vậy số tiền bồi thường thiệt hại mà Nguyên đơn phải trả cho Bị đơn sẽ là: 4.780.935.550 VND x 20 % = 956.186.510 VND. Nghĩa là, Nguyên đơn phải bồi thường cho Bị đơn Số tiền 956.186.510 VND là thiệt hại do việc giao hàng chậm”. Như vậy, có khó khăn trong việc xác định “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” và Hội đồng Trọng tài đã đưa ra hướng xác định của mình. Vụ việc cho thấy việc xác định “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” là rất khó, phụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá hồ sơ. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp chứng cứ khi vấn để xác định “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” được đặt ra.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.