Viết sai hóa đơn và đã xé khỏi cuốn hóa đơn thì kế toán phải làm thế nào?

Khi viết sai hóa đơn mà đã xé khỏi cuốn hóa đơn thì kế toán phải xử lý như thế nào? Dưới đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề này.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Thứ nhất, hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng

- Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai.

- Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng.

- Bước 3: Lưu giữ hóa đơn viết sai - kẹp tại cuống của quyển hóa đơn

(Chú ý vì chưa giao cho khách hàng nên anh/chị không phải làm biên bản thu hồi hóa đơn - Theo khoản 1 điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Thứ hai, hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thuế

- Cách xử lý: Nếu kế toàn đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống và đã giao hóa đơn cho bên mua nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là:

+ Bước 1: Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập

Theo mẫu sau: Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai.

( Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu.)

+ Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng.

(Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi))

- Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế.

Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai- hạch toán.

- Rút kinh nghiệm: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hóa đơn, và yêu cầu người mua kiểm tra lại 1 lần nữa, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống.

Thứ ba, hóa đơn viết sai đã kê khai thuế

- Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường,

Vì vậy, trong quá trình làm kế toán nếu các bạn phát hiện ra hóa đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau:

+ Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.

+ Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót : Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh Tăng/Giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

(Hướng dẫn ở điểm C này dành cho hóa đơn ghi sai đơn giá, số lượng, thành tiền, thuế suất, tiền thuế mà hóa đơn viết sai đó đã dùng để kê khai thuế)

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

- Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

+ Bên bán: lập hóa đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hóa - dịch vụ bán ra.

+ Bên mua: Nhận hóa đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào

+ Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) đằng trước giá trị.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.