Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mới nhất

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn các cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198



1. Tranh chấp hợp đồng

Hiện nay pháp luật không quy định về khái niệm tranh chấp Hợp đồng, tuy nhiên từ các tranh chấp trên thực tế thì tranh chấp Hợp đồng được hiểu là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiện của các bên tham gia quan hệ hợp đồng với nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, thậm chí việc bất đồng ý kiến về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ việc vi phạm quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng cũng được xem là tranh chấp Hợp đồng.


Tranh chấp hợp đồng có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng.
Mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên, sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Hiện nay có các phương thức giải quyết sau để giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng xảy xảy ra:


Khi ký kết hợp đồng các bên có quyền tự do định đoạt thì khi tranh chấp hợp đồng xảy ra các bên cũng vẫn có quyền tự định đoạt để giải quyết mâu thuẫn đó. Quyền tự do định đoạt khi giải quyết tranh chấp thể hiện qua việc các bên lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.

Hòa giải là việc các bên ngồi lại với nhau để bàn bạc, thỏa thuận hoặc có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm phương pháp để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này có các ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Thương lượng, hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục tiến hành linh hoạt, mềm dẻo.
Nếu giải quyết mâu thuẫn thành công vẫn không gây ra sự đối kháng giữa các bên tranh chấp, có thể duy trì khả năng hợp tác các bên.
Giữ được uy tín và bí mật kinh doanh các bên, đồng thời do các bên tự thỏa thuận phương thức giải quyết nên các bên thường tự nguyện và nghiêm túc thực hiện.

Nhược điểm:

Phương án giải quyết do các bên đề ra nên việc thực hiện phụ thuộc vào sự tự giác của các bên, không có biện pháp và cơ quan cưỡng chế đối với bên không thực hiện thỏa thuận.
Do các bên tự do thỏa thuận nên dễ xảy ra trường hợp một bên lợi dụng việc thỏa thuận để kéo dài thời gian của đối phương, ảnh hưởng thời hiệu khởi kiện khi hai bên không thương lượng, hòa giải được.

Đối với việc hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba đòi hỏi người hòa giải phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và thực tiễn, đồng thời kết quả hòa giải phụ thuộc vào tính khách quan của người làm trung gian này.


Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài được qui định tại Luật Trọng tại thương mại “ là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo qui định Luật này”. Như vậy, Trọng tài thương mại chỉ giải quyết tranh chấp hợp đồng trong các trường hợp sau:
Hợp đồng tranh chấp là hợp đồng thương mại

Có sự thỏa thuận của các bên trong việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, thỏa thuận này có thể được ghi nhận trong Hợp đồng được ký kết hoặc có thể lậ sau khi xảy ra tranh chấp.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có các ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:
Thủ tục Trọng tài đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian, tiền bạc các bên.
Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên có giá trị bắt buộc đối với các bên (do đó các bên không thể kháng cáo quyết định).
Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được Trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về vấn đề tranh chấp. Qua đó việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, chính xác.
Việc xét xử không công khai sẽ giúp các bên hạn chế tiết lộ bí mật kinh doanh, giữ được uy tín các bên trên thị trường.

Nhược điểm:
Tính cưỡng chế thi hành các quyết định của Trọng tài không cao vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp nhà nước.
Sự thành công trong việc giải quyết bằng Trọng tài phụ thuộc vào thái độ và tinh thần hợp tác của các bên tranh chấp.

Trọng tài không phải là cơ quan nhà nước nên có quyền lực nhà nước, do đó có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp trong vấn đề: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định.


Giải quyết bằng Tòa án là việc khi tranh chấp hợp đồng phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cần lưu ý tới thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo cấp, thẩm quyền theo vụ việc.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án có các ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án quyết định của tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực thì cơ quan thi hành án là cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành bản án, quyết định đó.

Giải quyết bằng tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.

Tòa án mang quyền lực nhà nước nên có thẩm quyền nhất định trong việc thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình xét xử.
Chi phí thấp hơn so với Trọng tài.

Nhược điểm:

Tốn nhiều thời gian, công sức của các bên tham gia tố tụng.

Nguyên tắc xét xử công khai sẽ làm cho các bên khó bảo vệ được bí mật kinh doanh hoặc uy tín của mình trong và sau quá trình xét xử.


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.z
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.