Thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ.

Phân tích các vấn đề pháp lý về thuế giá trị gia tăng qua các khía cạnh khái niệm, đặc điểm, vai trò, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng,…



Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
1. Khái niệm

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng ”. Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (Luật TGTGT 2008).

2. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng

(i) Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, có đối tượng chịu thuế rất rộng.
(ii) Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ.
(iii) Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hoá dịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau.
(iv) Đánh thuế nhiều giai đoạn, không trùng lắp

3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng

(i) Thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hang hóa, khuyến khích phân công, chuyên môn hóa SXKD, thúc đẩy SXKD phát triển.
(ii) Thuế GTGT tạo nguồn thu lớn, quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước.
(iii) Khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước.
(iv) Thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn chứng từ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

4. Người nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

(i) Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

(ii) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

(iii) Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:

Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.

Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

6. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Tham khảo các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tại Điều 5 Luật TGTGT 2008.

Luật gia Nguyễn Thảo Nguyên – Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến - Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.