Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư thế nào?


Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:

(i) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này

(ii) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này

(iii) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

(iv) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản

(v) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có)

(vi) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198


Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư

Số lượng hồ sơ cần có

(i) 01 bộ hồ sơ đối với: Dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư; Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành

(ii) 04 bộ hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban Quản lý.

(iii) 08 bộ hồ sơ đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Thành phần hồ sơ bao gồm

(i) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.

(ii) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư.

(iii) Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương.

(iv) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng.

(v) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có)

(vi) Bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

(vii) Bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Trình tự thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý

Bước 1:Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Ban Quản lý.

Bước 2: Ban Quản lý xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 để điều chỉnh văn bản quyết định chủ trương đầu tư khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Bước 1:Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP cho Ban Quản lý.

Bước 2: Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật đầu tư 2020

Bước 3:Các cơ quan được gửi hồ sơ có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình.

Bước 4: Ban Quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 (nếu có)

Bước 5: Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020.

Bước 6:Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Bước 7:

(i) Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.

(ii) Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP cho Ban Quản lý

Bước 2: Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư

Bước 3:Các cơ quan được gửi hồ sơ xin ý kiến có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình

Bước 4: Ban Quản lý lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bước 5: Khi nhận được báo cáo của Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư

Bước 6:

(i) Đối với dự án không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư.

(ii) Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Khi nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư

Đối với dự án khác

(i) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư

(ii) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành

Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Ban Quản lý.

Bước 2: Ban Quản lý xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020 để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổchức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.