Quy định pháp luật về học nghề tại Việt Nam

Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định có thể thu nhận người học nghề có độ tuổi thấp hơn, và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quyền học nghề:

Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.

Người học nghề thường có những nhu cầu đa dạng: chuẩn bị cho cuộc sống lao động, tìm được hoặc tái thích ứng với công việc mới, tạo cơ sở để thăng tiến, thu nhận trình độ cao hơn với chất lượng cao hơn; dự phòng để có thể thích ứng nhanh với hoàn cảnh và điều kiện mới khi mất việc làm doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.


Tuổi học nghề

Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định có thể thu nhận người học nghề có độ tuổi thấp hơn, và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học.


Hợp đồng học nghề:

Hợp đồng học nghề phải được giao kết giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc cơ sở dạy nghề. Hợp đồng này có thể giao kết bằng miệng hoặc lập thành văn bản.

Đây là một điểm khác biệt căn bản giữa học nghề tại các trường dạy nghề chính quy thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo. Thầy dạy nghề, cơ sở dạy nghề được quy định trong Bộ luật Lao động rất đa dạng, có doanh nghiệp, có trung tâm, có tư nhân, tổ chức thành lớp hoặc chỉ dẫn tại nhà. Học nghề ở đây phải có hợp đồng để có thể giải quyết khi phát sinh tranh chấp về thực hiện hợp đồng và phí dạy nghề.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì do hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện giải quyết (Điều 165 Bộ luật Lao động). Các nước coi hợp đồng học nghề, tập nghề là một loại hợp đồng lao động đặc biệt, nhất là loại hợp đồng học nghề giao kết với doanh nghiệp để rồi làm việc cho doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng học nghề bao gồm mục tiêu và nội dung đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng.

Nếu hợp đồng học nghề giao kết với doanh nghiệp để sẽ làm việc cho doanh nghiệp thì trong nội dung hợp đồng không có mức học phí, nhưng lại phải có cam kết về thời hạn làm việc, phải bảo đảm ký kết hợp đồng lao động theo cam kết đó. Nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường phí dạy nghề cho doanh nghiệp.

Quyền dạy nghề

Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được quyền mở cơ sở dạy nghề.

Cở sở dạy nghề là từ gọi chung, có thể là trường, lớp, xưởng trường, có thể kèm cặp tại nhà, tại xưởng. Cơ sở dạy nghề phải đăng ký, hoạt động theo quy định về dạy nghề, đồng thời cũng cho phép các cơ sở dạy nghề được thu học phí nhưng phải thu học phí theo các quy định của pháp luật. Riêng cơ sở dạy nghề cho thương binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số hoặc ở những nơi có nhiều người thiếu việc làm, mất việc làm, các cơ sở dạy nghề truyền thống, kèm cặp tại xưởng, tại nhà thì được xét giảm, miễn thuế.

Các loại hình cơ sở dạy nghề

Hiện nay ở nước ta có các loại hình cơ sở dạy nghề chủ yếu sau đây:

- Cơ sở dạy nghề công lập

- Cơ sở dạy nghề bán công

- Cơ sở dạy nghề dân lập

- Cơ sở dạy nghề tư thục

- Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp

- Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ Tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp


Khuyến nghị:
1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:info@luatviet.net.vn.
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.