Quy chế pháp lý về thời hạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử trong tố tụng dân sự: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.

Trong tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử là một trong những yếu quan tâm hàng đầu của các bên tham gia. Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015).
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
- Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của BLTTDS 2015 này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại ý 2.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(i) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này; (ii) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác; (iii) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng; (iv) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án; (v) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; (vi) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; (vii) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; (viii) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Quyết định của Thẩm phán

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 mục 2, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: (i) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; (ii) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; (iii) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; (iv) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Mở phiên tòa

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Luật gia Nguyễn Thảo Nguyên – Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến - Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.