Những quy định chung về thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu

Thuế nhập khẩu chỉ thu vào ở khâu nhập khẩu, không thu vào hàng hóa sản xuất hoặc hàng lưu thông trong nước.

Phân tích những quy định chung về thuế nhập khẩuthuế xuất khẩu thông qua các vấn đề pháp lý khái niệm thuế xuất, nhập khẩu; đặc điểm, vai trò, phân loại thuế xuất, nhập khẩu,…
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu

(i) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XK,NK) là một loại thuế gián thu áp dụng cho tất cả hàng hóa đươc phép XK, NK qua cửa khẩu, biên giới của một quốc gia hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan, khu chế xuất hoặc ngược lại.

(ii) Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hóa được phép xuất khẩu từ thị trường trong nước ra nước ngòai hoặc vào khu phi thuế quan.
Thuế nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào hàng hóa được phép NK từ nước ngoài vào thị trường trong nước hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa.

2. Đặc điểm của thuế XK,NK

Thứ nhất, thuế XK,NK là loại thuế gián thu. Tuy nhiên khi nhà nhập khẩu tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó thì khoản thuế nhập khẩu đã nộp có tính chất là thuế trực thu.

Thứ hai, thuế NK chỉ thu vào ở khâu nhập khẩu, không thu vào hàng hóa sản xuất hoặc hàng lưu thông trong nước.

Thứ ba, thuế XK,NK gắn chặt với họat động XK,NK, do đó cũng là bộ phận không thể tách rời đối với họat động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Thứ tư, thuế XK,NK chỉ do cơ quan hải quan thu và quản lý ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên (Thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt vừa do cơ quan Hải quan thu vừa do cơ quan thuế thu ở khâu lưu thông).

Thứ năm, thuế XK,NK có chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, điều tiết hoạt động XK,NK.
Thuế XK,NK có tác dụng là một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước: đánh với mức thuế suất cao đối với các mặt hàng NK mà trong nước có nhu cầu cao.

Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần quan trọng trong việc quản lý và hướng dẫn họat động XK,NK theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước.

3. Vai trò của thuế XK,NK

(i) Thuế XK,NK để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(ii) Thông qua việc kiểm tra, thu thuế XK,NK để Nhà nước có chính sách phù hợp trong việc điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu trong từng giai đoạn nhằm kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa.

Thuế XK,NK để bảo hộ: Loại này thường được quy định có lựa chọn theo khả năng, định hướng phát triển sản xuất theo hướng có lợi cho mỗi quốc gia.
Thuế XK,NK để tự vệ: Biện pháp này được áp dụng đối với một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào thị trường nội địa nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

4. Phân loại Thuế XK,NK

Để đánh thuế đối với hàng hoá XK,NK, chúng ta có thể căn cứ vào trị giá hoặc dựa vào đơn vị tính của hàng hoá.
Căn cứ vào phương pháp tính thuế:
(i) Thuế XK,NK theo phương pháp tính thuế tuyệt đối: Loại thuế này ghi rõ một số tiền thuế nhất định cho mỗi đơn vị tính của hàng hoá XK,NK, không phân biệt chủng loại, giá trị của hàng hoá.
(ii) Thuế XK,NK theo phương pháp tính thuế tỷ lệ %: Đây là loại thuế tính theo tỷ lệ % trên trị giá hàng hoá XK,NK thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Quy định thuế nhập khẩu cho mặt hàng lúa mì là 10%, ngược lại với thuế tuyệt đối, số thuế NK theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tuỳ theo giá trị của hàng hoá thực tế nhập khẩu.
(iii) Thuế XK,NK theo phương pháp tính thuế hỗn hợp: là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

+ Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
+ Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
+ Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Luật gia Nguyễn Thảo Nguyên – Phòng tư vấn pháp luật trực tuyến - Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.