Những điểm mới cần lưu ý khi thành lập lớp mầm non tư thục

Số lượng văn bản điều chỉnh vấn đề thành lập lớp mầm non tư thục hiện nay là tương đối lớn, gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức trong việc nắm bắt, áp dụng và thực hiện thủ tục.

Quy trình thủ tục thành lập lớp mầm non tư thục được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập đáp ứng các điều kiện về quy định pháp luật về hồ sơ
Giai đoạn 2: sau khi hồ sơ được thông qua đoàn thanh tra liên ngành sẽ xuống cơ sở thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Do đã có nhiều văn bản pháp luật mới được thông qua đáp ứng, phù hợp với nhu cầu lớp mầm non của xã hội cũng như điều kiện thực hiện của các cơ sở, trước hết Luật sư tư vấn cung cấp cho bạn đọc những văn bản pháp lý đang điều chỉnh vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Cơ sở pháp lý

- Luật giáo dục 2005; Luật số 44/2009/QH12 của Quốc hội ngày 25/11/2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật giáo dục;
- Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non;
- Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục;
- Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN, ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học; điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
- Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30/05/2018 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động Trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 18/06/2018 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.

2. Những điểm mới về hồ sơ, quy trình thủ tục thành lập

Thứ nhất, theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học; điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, không quy định về điều kiện bắt buộc về đối tượng thành lập lớp mầm non tư thục độc lập là cá nhân hay tổ chức. Như vậy chủ nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tư thục có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuy nhiên cần lưu ý đối với chủ nhóm trẻ là cá nhân không bắt buộc phải tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên nhưng phải đáp ứng được điều kiện về chứng chỉ quản lý giáo dục và phải ủy quyền cho một giáo viên có bằng sư phạm chịu trách nhiệm về chuyên môn.

Thứ hai, về thủ tục hành chính giải quyết hồ sơ thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đã có điểm mới tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập nhóm trẻ. Nếu như trước đây cá nhân, tổ chức phải hoàn thiện hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật rồi mới được bộ phận một cửa của UBND xã, phường nơi đặt địa điểm thành lập tiếp nhận hồ sơ, dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, nhiều cá nhân muốn thành lập nhưng không biết chỉnh sửa hồ sơ sao cho phù hợp với hướng dân của cán bộ UBND phường. Nay theo quy định mới Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục gửi một bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến UBND xã, phường. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Với việc hướng dẫn cụ thể bằng văn bản sau 05 ngày tiếp nhận hồ sơ, thì Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có thể nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của cán bộ UBND xã, phường.

Thứ ba, theo quy định mới tại Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30/05/2018 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động Trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; thì Số trẻ em trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được tăng lên không quá 70 (bảy mươi) trẻ.Trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức theo độ tuổi và số lượng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

Luật gia Lưu Thị Phượng - Phòng cấp phép và đầu tư Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.