Những ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Do không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội, những lao động tự do, những người nông dân, hoặc những người không làm công ăn lương tại một công ty cố định chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có để được an lành tuổi già với mức lương hưu từ bảo hiểm

Do không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội, những lao động tự do, những người nông dân, hoặc những người không làm công ăn lương tại một công ty cố định chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có để được an lành tuổi già với mức lương hưu từ bảo hiểm.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


- Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có khó không?

Những người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng các chế độ mà bảo hiểm xã hội tự nguyện đem lại.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những hình thức dự phòng tài chính được nhiều người lựa chọn để có thể được hưởng hưu khi về già. Do không thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội, những lao động tự do, những người nông dân, hoặc những người không làm công ăn lương tại một công ty cố định chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để có để được an lành tuổi già với mức lương hưu từ bảo hiểm

Ngày 18-2-2016, Bộ Lao động - thương binh và xã hội ban hành thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH (gọi tắt thông tư 01) quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện theo quy định mới cho người lao động tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ năm và cho người dân tham gia BHXH tự nguyện. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 4-4-2016.

Thì những đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên và KHÔNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC.


Nhiều người thắc mắc với những người không hưởng công ăn lương cố định thì sẽ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức nào? Bao nhiêu tiền?

Theo quy định từ Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH, thì mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng sẽ bằng 22% mức thu nhập tháng do người đó tự nguyện chọn.

Cụ thể, mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Như vậy, theo quy định thì từ 1/1/2017, mức lương cơ sở tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng, như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất là 5,7 triệu đống/tháng (26 triệu đồng/tháng nhân với 22%).

- Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia

Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức

Đối với các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội: có thể đóng theo 6 phương thức: đóng hằng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.

Đối với các đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội tuy nhiên chưa đủ 20 năm để được hưởng lương hưu thì có thể đóng 1 lần cho số nằm còn thiếu để được hưởng lương hưu ngay (tuy nhiên không quá 10 năm/lần đóng)

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.