Nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì?

Trong thời đại hiện nay, nhãn hiệu nổi tiếng được coi là một loại tài sản vô hình có giá trị to lớn của các chủ thể kinh doanh.

Trong thời đại hiện nay, nhãn hiệu nổi tiếng được coi là một loại tài sản vô hình có giá trị to lớn của các chủ thể kinh doanh. Ở Việt Nam hiện nay đã có quy định của pháp luật về các tiêu chí để xác định nhãn hiệu nổi tiếng, tuy nhiên cho đến nay vẫn không có một nhãn hiệu nào được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Trong khi đó, thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” vẫn được ghi nhận tại các văn bản pháp lý và thực tiễn sử dụng. Điều này trở nên mâu thuẫn và bất hợp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198


- Hệ thống tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam

Về mặt lý luận, theo tác giả, việc xây dựng, đánh giá tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng nên được xem xét dưới góc độ của lý thuyết hệ thống. Tức là các tiêu chí xác địnhnhãn hiệu nổi tiếngcủa Việt Nam (Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005) bao gồm nhiều các yếu tố khác nhau, nhưng ta cần đặt nó trong mối liên hệ qua lại với nhau để xác địnhnhãn hiệu nổi tiếng. Mặt khác, phải luôn nhìn hệ thống tiêu chí này dưới góc độ của một “hệ thống mở” tức là có thể bổ sung thêm, kết hợp hoặc loại trừ giữa các tiêu chí trong khi xác địnhnhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra việc sử dụng những tiêu chí này cần phải đảm bảo được tính thống nhất của hệ thống đó là: Đảm bảo đánh giá được các đặc điểm củanhãn hiệu nổi tiếngkể cả về định tính cũng như định lượng. Một vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống các tiêu chí xác địnhnhãn hiệu nổi tiếngđó là chúng ta cần xây dựng những nguyên tắc cho việc áp dụng các tiêu chí này... Tóm lại, tìm hiểu, xây dựng hệ thống tiêu chí xác địnhnhãn hiệu nổi tiếngdưới góc độ lý thuyết hệ thống là khi chúng ta xây dựng các tiêu chí đó trong một thể thống nhất, và thể hiện được bản chất đặc trưng của mộtnhãn hiệu nổi tiếng.

- Thực trạng việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng xét về mặt nội dung

Theo quy định tại khoản 20, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi ở Việt Nam”. Theo khái niệm này thì rõ ràng phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu là Việt Nam, và chỉ cần nhãn hiệu đó được biết đến rộng rãi ở Việt Nam là có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhưng theo quy định tại Điều 75 của Luật về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng lại có đề cập đến tiêu chí về “số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng”. Như vậy trong trường hợp áp dụng theo tiêu chí này thì sẽ xử lý như thế nào? Liệu cách áp dụng có mâu thuẫn nhau, và có khó khăn gì cho các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng theo các quy định như trên?

Vụ việc Công ty Bestbuy (Hoa Kỳ) phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “BESTBUY và hình” cho Công ty TNHH Lựa Chọn Hoàn Hảo tại Việt Nam;

Một thực trạng nữa phải kể đến hiện nay là mặc dù chưa được ghi nhận trong văn bản luật, nhưng trên thực tế chúng ta thừa nhận khái niệm về “nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam”. Khái niệm này xuất hiện trong một số Chương trình truyền thông phổ biến như: “Chương trình tư vấn và bình chọn nhãn hiệu cạnh tranh - nổi tiếng Việt Nam” do Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006; Chương trình Khảo sát “thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”. Chương trình do Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo (Cơ quan Trung ương Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam) phối hợp với Liên hiệp Doanh nhân Việt Nam, Vnpaco Media tổ chức...

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì căn cứ, thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên cơ sở của quá trình sử dụng và phát triển nhãn hiệu chứ không theo cơ sở đăng ký như các nhãn hiệu thông thường. Pháp luật quy định về thủ tục xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm các tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và chứng minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu.

Thứ nữa là về thẩm quyền trong việc xác định, công nhận NHNT. Trong khi hiện nay chúng ta vẫn đang thừa nhận 2 cơ quan (Tòa án, Cục Sở hữu trí tuệ) có thẩm quyền trong việc giải quyết, công nhận NHNT, nhưng không thấy quy định nào về trách nhiệm hay sự phân công, phối hợp giữa hai cơ quan, cũng như nguyên tắc trong việc giải quyết, công nhận NHNT của hai cơ quan đó. Thậm chí việc quy định công nhận NHNT theo thủ tục tố tụng dân sự hiện nay như thế nào, pháp luật cũng không quy định rõ.

Xem xét vụ kiện trên ta thấy được vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; thấy được sự phối hợp giải quyết giữa Tòa án và các cơ quan khác nhau, trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ, là cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh và công nhận sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Sự phối hợp thể hiện ở việc Tòa ký công văn gửi Cục Sở hữu trí tuệ để xác minh “độ” nổi tiếng của nhãn hiệu “interband”. Tuy nhiên trong trường hợp này thì Cục không có chức năng xác minh “độ” nổi tiếng của nhãn hiệu. Cục chỉ có thẩm quyền công nhận NHNT trên cơ sở xem xét hồ sơ của các bên gửi yêu cầu xác minh sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Do đó, việc nhận yêu cầu này từ Tòa, là Cục đã sai về nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị mình.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.