Người vẽ tranh minh họa cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó có phải là đồng tác giả không?

Trong quá trình hình thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh có thể ra mắt công chúng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, có sự trợ giúp của nhiều người. Khi đó, có phải tất cả những người tham gia tạo nên tác phẩm đó đều được coi là đồng tác giả của tác phẩm đó không?


Trong bộ sách giáo khoa các cấp học hiện nay ở Việt Nam luôn chứa đựng rất nhiều tranh vẽ minh họa. Vấn đề đặt ra, liệu tác giả của tranh minh họa này có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198

- Quy định pháp luật về quyền tác giả

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 không quy định cụ thể định nghĩa tác giả và đồng tác giả. Như vậy, căn cứ pháp lý xác định tác giả của một tác phẩm là không có, sẽ có nhiều cách hiểu trái chiều nay dẫn đến việc khó giải quyết khi xảy ra tranh chấp về quyền tác giả.

Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và các quyền liên quan đã liệt kê ra một số người được gọi là tác giả như sau:

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo nên một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật, gồm: (i)Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; (ii)Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; (iii)Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; (iv)Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Đồng tác giả là khi tác phẩm đó có hai người trở lên cùng sáng tạo nên tác phẩm.

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và các quyền liên quan như sau:"Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả".

Như vậy, người vẽ tranh minh họa cho tác phẩm văn học chỉ là cá nhân hỗ trợ cho việc sáng tác của tác giả, không tham gia đóng góp vào quá trình hình thành nên tác phẩm nên không thể coi là đồng tác giả với người viết tác phẩm văn học đó được.

- Người vẽ tranh minh họa có được bảo hộ quyền tác giả?


Pháp luật hiện hành đã có những định nghĩa chi tiết hơn cho các chủ thể tác giả, đồng tác giả. Theo đó, tại quy định ở Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, tác giả và đồng tác giả được hiểu như sau:

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Đối với tác phẩm văn học, có thể dễ dàng nhận thấy quyền tác giả được bảo hộ lên toàn bộ nội dung thể hiện của tác phẩm văn học này. Nếu bạn với vai trò là người vẽ tranh minh họa cho những nội dung này thì chỉ có thể được xem là người hỗ trợ cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoàn chỉnh nhất, chứ không được xem là đồng tác giả (theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP).

Giải thích một cách dễ hiểu hơn nữa, tranh minh họa của bạn đối với tác phẩm văn học này chỉ có vai trò làm rõ hơn (tạo tính thu hút, tưởng tượng..) đối với nội dung tác phẩm, và nếu không có tranh minh họa này thì tác phẩm vẫn giữ vững nội dung gốc của tác giả!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.