Một số điều khoản cần lưu ý để phòng trừ rủi ro

Trong hợp đồng, một số điều khoản tưởng chừng không quan trọng lại tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu không được lưu ý và thỏa thuận rõ ràng.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điều khoản giải quyết xung đột về nội dung

Đối với các hợp đồng có tính phức tạp, hoặc hợp đồng ngoại thương, các bên thường bổ sung nhiều văn bản giải thích, thống nhất, biên bản ghi nhớ, phụ lục... rất có khả năng xảy ra trường hợp chồng chéo các thỏa thuận, vì vậy cá bên cần thỏa thuận văn bản ưu tiên áp dụng khi có xung đột.
Điều khoản giải quyết xung đột luật (đối với các hợp đồng ngoại thương)

Bên cạnh đó, trong các hợp đồng ngoại thương thường xuất hiện sự xung đột về luật áp dụng giải quyết tranh chấp, vì vậy cần có điều khoản thỏa thuận rõ ràng về pháp luật áp dụng để giải quyết xung đột. Đây thường là luật nước nơi ký kết hợp đồng, hoặc luật quốc tế (Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), hoặc được cơ quan tài phán lựa chọn...

Điều khoản hiệu lực

Hiệu lực của hợp đồng là hiệu lực chung của các điều khoản trong hợp đồng.
Tuy nhiên có một số điều khoản trong hợp đồng không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng: như điều khoản giải quyết tranh chấp, điều khoản bồi thường/phạt hợp đồng, điều khoản trọng tài... Các bên không bắt buộc phải thỏa thuận, tuy nhiên nên thỏa thuận rõ ràng để tránh rủi ro khi chấm dứt hợp đồng.

Điều khoản chuyển giao nghĩa vụ hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do một hay nhiều yếu tố khách quan: chia tách/sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc một bên không còn đủ khả năng thực hiện hợp đồng, dẫn tới phải chuyển giao hợp đồng cho bên khác để tiếp tục thực hiện.

Việc chuyển giao có thể là chuyển giao một phần hoặc toàn bộ, điều này do các bên thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề này ngay trong quá trình đàm phán hợp đồng hoặc bằng một phụ lục hợp đồng ngay khi có sự kiện pháp lý xảy ra.

Quá trình chuyển giao ban đầu sẽ gây xáo trộn thậm chí không ảnh hưởng tốt đến quyền lợi của bên còn lại, vì vậy để bảo vệ chính lợi ích của mình, doanh nghiệp nên lưu ý và thỏa thuận hạn chế về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ của hợp đồng cho bên thứ ba.

Chi phí giải quyết tranh chấp

Trong giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các thương nhân, dù là bên thắng kiện, chi phí theo kiện cũng là một chi phí lớn. Ngoài khoản án phí sẽ do bên thua kiện chi trả, thì bên thắng kiện thông thường cũng phải bỏ ra các chi phí thuê Luật sư, công tác phí... rất lớn, chưa kể chi phí để khởi kiện tại các trung tâm trọng tài sẽ cao gấp bội so với tại Tòa án.

Thỏa thuận về việc phân chia chi phí giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ là cần thiết để giảm thiểu các chi phí theo kiện của bên bị vi phạm cũng như hạn chế và khuyến khích các bên hòa giải với tinh thần thiện chí.

Điều khoản nghĩa vụ thông báo

Trong hợp đồng, các bên thường quy định về nghĩa vụ thông báo cho bên còn lại khi có sự vi phạm hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, thay đổi nội dung hợp đồng, hàng hóa, dịch vụ bị sai lệch so với thỏa thuận về số lượng/chất lượng, thời điểm chậm giao hàng, xảy ra trường hợp bất khả kháng... Điều khoản thông báo đôi khi cũng được sử dụng để dẫn chiếu tới thời hạn thanh toán (Ví dụ: thanh toán sau 05 ngày nhận được thông báo).

Tuy nhiên các bên cần quy định chi tiết hơn về thời điểm thông báo (thường được ghi nhận chung chung là "ngay khi có thay đổi"), nội dung và hình thức thông báo, phương thức giao nhận thông báo, thời điểm bên kia nhận được thông báo.

Một số trường hợp, các bên quy định thời điểm nhận thông báo là thời điểm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ nhất định, việc chậm trễ thông báo hoặc không thông báo có thể khiến bên kia bị thiệt hại, thiệt hại nghiêm trọng dẫn tới phải bồi thường hoặc thậm chí bị phạt hợp đồng.

Luật gia Nguyễn Liên - Phòng Dân sự - Thương mại của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài 1900 6198,tổng hợp.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.