Hợp đồng kinh tế vô hiệu là gì và hợp đồng như thế nào thì sẽ vô hiệu?

Hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng khi tham gia ký kết và thực hiện đã không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH Everest xin cung cấp cho khách hàng một số trường hợp hợp đồng vô hiệu như sau...

Hợp đồng kinh tế vô hiệu là hợp đồng khi tham gia ký kết và thực hiện đã không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật như người tham gia giao dịch không có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch bị ép buộc và bị lừa dối.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198


- Hợp đồng kinh tế vô hiệu là như thế nào?

Hợp đồng vô hiệu là những Hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Hợp đồng kinh tế - thương mại vô hiệu sẽ được phân thành những loại sau: (i)Vô hiệu toàn phần: là trường hợp tất cả các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đều không có hiệu lực pháp luật; (ii)Vô hiệu một phần: là trường hợp hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần của Hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của Hợp đồng.

- Các trường hợp vô hiệu của Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng vô hiệu do giả tạo: khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp xác lập Hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện: Những trường hợp này không thể tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình, nên sẽ không thể thể hiện được ý chí của mình trong hợp đồng.

Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng mà xác lập hợp đồng thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của hợp đồng đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa: Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Đe dọa trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.

Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Có thể thấy, với các quy định pháp luật về hiệu lực của hợp đồng như trên, đã đem lại nhiều ý nghĩa trong việc định hướng, tạo khuôn mẫu cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng (không làm trái những gì pháp luật quy định, không trái đạo đức xã hội) mà vẫn đảm bảo tự do dân chủ. Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng cũng như quyền và lợi ích của người thứ ba. Bảo đảm tính công bằng khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.