Hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không chấm dứt hoạt động ngay mà vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên.

Bài tư vấn pháp luật được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thủ tục phá sản

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm đại diện theo pháp luật của công ty, chủ nợ, người lao động, cán bộ công đoàn cơ sở... những người có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 5, Luật phá sản 2014.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án tòa án nhân dân phân công 1 thẩm phán hoặc tổ gồm 3 thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sau 3 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán phải xem xét và xử lý đơn yêu cầu nếu yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản. Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn; sau đó Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác hoặc Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 42,Luật phá sản 2014).

Bước 4: Mở hội nghị chủ nợ: Sau 20 ngày kể từ ngày việc kiểm kê tài sản kết thúc, Thẩm phán lập danh sách chủ nợ và thông báo triệu tập hội nghị chủ nợ (Điều 75, Luật phá sản 2014). Hội nghị chủ nợ phải có sự tham gia của người đại diện của ít nhất 51% tổng số nợ không đảm bảo (Điều 79,Luật phá sản 2014), nếu không đảm bảo điều kiện trên thì hội nghị chủ nợ tạm hoãn và Thẩm phán phải triệu tập lại hội nghị chủ nợ sau 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ (Điều 80, Luật phá sản 2014). Sau khi thống nhất ý kiến Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ (Điều 84, Luật phá sản 2014).

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp: Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpmất khả năng thanh toán. Sau đó, doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phụchồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạn động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp: Thanh lý tài sản phá sản phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Như vậy,sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn tiến hành quản lý, thanh lý tài sản.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.