Giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập

Công ty Cyprus (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Trong phần đại diện, Công ty Việt Nam có Phó tổng giám đốc nhưng không thấy thể hiện có giấy ủy quyền.

Công ty Cyprus (Nguyên đơn) xác lập hợp đồng với Công ty Việt Nam (Bị đơn). Trong phần đại diện, Công ty Việt Nam có Phó tổng giám đốc nhưng không thấy thể hiện có giấy ủy quyền. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tài vẫn khẳng định giao dịch này ràng buộc Bị đơn.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quan điểm và ý kiến cá nhân:

Trong thực tế, không hiếm trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tham gia vào việc xác lập giao dịch mà một người khác tham gia vào xác lập giao dịch mà một người khác tham gia vào xác lập giao dịch nhưng không thấy có ủy quyền. Trong trường hợp như vậy, giao dịch có ràng buộc doanh nghiệp không?

Trong vụ việc trên, hợp đồng có con dâu của Bị đơn và chữ ký cảu ông Q với tư cách Phó tổng giám đốc của Bị đơn. Hợp đồng không nêu rõ ông Q có được ủy quyền của người đại diện hợp pháp của Bị đơn hay không. Mặc dù vậy, Hội đồng Trọng tàivẫn khẳng định hợp đồng này ràng buộc Bị đơn.

Cụ thể, theo Hội đồng Trọng tài, hợp đồng đã đuwọc các Bên thực hiện (Nguyên đơn đã chuyển tiền và Bị đơn thừa nhận đã nhận tiền), người đại diện theo pháp luật của Bị đơn đã biết và chấp nhận hợp đồng. Chẳng han, trong Văn thư ngày 10/01/2014 gửi Nguyên đơn, bà P (là Chủ tịch Hội đồng quản trị, đại diện theo pháp luật của Bị đơn) đã nêu rõ hợp đồng hợp tác kinh doanh số 68 và 69/HĐ-HTĐT ký ngày 09/01/2012 và khẳng định “Chúng tôi rất trân trọng nhưgnx nội dung và công việc mà các Bên đã làm việc và đã ký kết trước đây”. Do đó, ngay cả khi ông Q không nhận được ủy quyền ký hợp đồng làm phát sinh tranh chấp (có thỏa thuận trọng tài) thì hợp đồng cũng như thỏa thuận trọng tài ràng buộc Bị đơn trên cơ sở Điều 145 và 146 Bộ luật dân sự năm 2005 theo đó “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý”, “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại điện dối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phậm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối”.

Như vậy, giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập cho doanh nghiệp vẫn ràng buộc doanh nghiệp khi người có thẩm quyền của doanh nghiệp biết sự tồn tại của giao dịch mà không phản đối, hoặc có những ứng xử cho thấy người có thẩm quyền chấp nhận giao dịch. Hướng giải quyết như vừa nêu là thuyết phục vì tạo ra sự an toàn pháp lý cho các doanh nghiệp đồng thời loại trừ những ứng xử mâu thuẫn của bên được đại diện: nêu giao dịch có lợi cho mình thì chấp nhận còn nếu giao dịch bất lợi cho mình thì lại phủ nhận.

Do đó, khi xác lập giao dịch với người không có quyền đại diện, doanh nghiệp đối tác nên có nhưgnx minh chứng để cho thấy nguwòi có thẩm quyền của doanh nghiệp được đại diện đã chấp nhận giao dịch hay biết mà không phản đối giao dịch (trong một Phán quyết trọng tài năm 2018, Hội đồng Trọng tài còn khai thác việc chuyển tiền qua tài khoản để khẳng định giao dịch hợp pháp). Đồng thời doanh nghiệp đuwjc đại diện cũng không được phủ nhận giao dịch nếu người có thẩm quyền của mình đã có những ứng xử cho thấy đã chấp nhận giao dịch hay biết giao dịch nhưng không phản đối.

Trong vụ việc trên, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng các quy định về đại diện trong Bộ luật dân sự năm 2005. Nếu hoàn cảnh tương tự xảy ra và cần áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015, hướng giải quyết không thay đổi vì Bộ luật dân sự năm 2015 ngày nay quy định “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người đượ đại điện dã công nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc nguwòi đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện” (khoản 1, điều 142), “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghãi vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi dạid iện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đồng ý; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người gao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện” (Điều 143).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198,E-mail:info@everest.org.vn.