Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư vào tổ chức kinh tế là việc các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản vào thành lập mới doanh nghiệp.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là một hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư vào tổ chức kinh tế là việc các nhà đầu tư bỏ vốn và tài sản vào thành lập mới doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của tổ chức kinh tế đang hoạt động.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế một chủ sở hữu

Đây là hình thức đầu tư phổ biến và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hàng năm, số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới liên tục tăng. Theo nguyên tắc bình đẳng, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều có quyền thành lập tổ chức kinh tế để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh nói riêng và hoạt động thương mại nói chung.

Căn cứ vào số lượng nhà đầu tư tham gia thành lập tổ chức kinh tế mới, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được phân loại thành hai nhóm: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế một chủ sở hữu và đầu tư thành lập tổ chức kinh tế nhiều chủ sở hữu.

So với các hình thức đầu tư khác, hình thức đầu tư này mang lại sự chủ động cho nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Họ tự quyết định số vốn đầu tư, một mình hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro. Nhìn chung, nhà đầu tư được hoàn toàn tự chủ đầu tư kinh doanh. Tổ chức kinh tế được thành lập từ 100% vốn của nhà đầu tư trong nước và được thể hiện bằng một trong hai hình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành trái phiếu. Một nhà đầu tư chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Đây là tổ chức kinh tế được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đến đầu tư tại Việt Nam. Bởi mô hình một chủ sở hữu này cho phép nhà đầu tư có quyền quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh và trách nhiệm tài sản hữu hạn giúp họ bảo vệ những tài sản còn lại.

Ngoài ra, nếu là nhà đầu tư trong nước, họ có thêm sự lựa chọn là hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh phải do một cá nhân là công dân Việt Nam. Hoặc một nhóm người, hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Hình thức đầu tư này rất phù hợp với các nhà đầu tư có nguồn vốn hạn chế.
Việc thành lập, tổ chức và vận hành các tổ chức kinh tế nói trên được điều chỉnh bởi pháp luật về doanh nghiệp và những văn bản có liên quan.

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế nhiều chủ sở hữu

Hình thức này mang lại cho nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn. Theo đó, các nhà đầu tư có thể thỏa thuận hợp tác và cùng nhau thành lập tổ chức kinh tế mới. Quan hệ thành lập doanh nghiệp có thể diễn ra giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước nhà đầu tư nước ngoài. Với sự phát triển của hoạt động kinh tế quốc tế, việc đầu tư, liên kết giữa các nhà đầu tư ở các quốc gia khác nhau là điều tất yếu để có thể nâng cao khả năng huy động vôn và tăng khả năng cạnh tranh.
Theo pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập các tổ chức kinh tế sau:

03 mô hình doanh nghiệp được điều chỉnh bằng Luật Doanh nghiệp năm 2014:

Thứ nhất, công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Với mô hình này, nhà đầu tư sẽ đóng vai trò là thành viên hợp danh bởi chỉ thành viên hợp danh mới có quyền quản lý điêu hành, còn thành viên góp vôn không được tham gia quản lý công ty. Tuy nhiên, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm tài sản vô hạn - đây là một vấn đề phức tạp mà các nhà đầu tư cần xem xét kỹ trước khi lựa chọn mô hình này.

Thứ hai, công ty cổ phần. Tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty cổ phần được nhận diện là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điêu lệ được chia thành nhiều phần bằng, nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vôn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điêu 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Khi thành lập doanh nghiệp nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty cổ phần vì dễ dàng gia nhập, chuyển nhượng vốn tự do, khả năng huy động vốn lớn.

Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoán 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp năm 2014; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần (Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Mô hình hợp tác xã
Mô hình hợp tác xã được điều chỉnh bằng Luật hợp tác xã năm 2012. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Nhà đầu tư có thể tham gia góp vốn vào hợp tác xã nhưng không quá 20% vốn điều lệ của họp tác xã.

Như vậy, mỗi mô hình tổ chức kinh tế đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nhà đầu tư trong và ngoài nước được tự do lựa chọn các mô hình này để thành lập căn cứ vào nhu cầu và năng lực tài chính.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.