Chế độ thai sản dành cho người lao động mới nhất bắt đầu từ ngày 1/7/2017

Công ty Luật TNHH Everest cung cấp thông tin mới nhất về chế độ nghỉ thai sản cho người lao động bắt đầu từ ngày 1/7/2017 như sau...


Chế độ thai sản dành cho người lao động là những quy định quan trọng trong pháp luật về lao động đặc biệt là lao động nữ mang thai, lao động nữ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, không phải nữ lao động nào cũng nắm chắc được các quy định nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198
Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài pháp luật (24/7): 1900 6198



- Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Theo quy định mới, bắt đầu từ ngày 01/7/2017, lao động nữ sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản mới. Cụ thể mức thai sản cho một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (nói gọn là trợ cấp thai sản) sẽ tăng hơn 7,4% so với mức hiện hành. Đây là mức tăng mới theo mức tăng lương cơ sở sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2017. Theo đó, Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP, mức lương cơ sở sẽ từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp thai sản được quy định cụ thể trong Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau: "Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi".

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Lao động nữ được quyền nghỉ trước và sau thời gian sinh con 6 tháng. Nhưng thời gian nghỉ trước khi sinh không được phép vượt quá 2 tháng. Nếu đa thai, từ bé thứ 2 trở đi, lao động nữ sẽ được cộng thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ. Trường hợp đặc biệt, nếu muốn được nghỉ thêm, lao động nữ có thể xin nghỉ phép nghỉ mà không được hưởng lương. Nếu có đủ sức khỏe làm việc trước thời gian nghỉ phép, người lao động vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định ngoài tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ theo chế độ nghỉ thai sản, lao động nữ có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, và được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Cụ thể ngày nghỉ như sau:

+ Nghỉ 5 ngày/ năm trong những trường hợp bình thường

+ Nghỉ tối đa 7 ngày/ năm trong trường hợp sinh mổ

+ Nghỉ tối đa 10 ngày/ năm trong trường hợp mang đa thai.

- Những chế độ thai sản khác người lao động được hưởng

Chế độ nghỉ thai sản dành cho lao động nam khi có vợ sinh con

Lao động nam có tham gia Bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

Quy định cụ thể như sau: (i)Nghỉ 5 ngày làm việc: Nếu vợ sinh mổ; (ii)Nghỉ 7 ngày làm việc: Nếu vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi; (iii)Nghỉ 10 ngày làm việc: Nếu vợ sinh đôi. Từ ca sinh 3 trở lên thì cứ mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc.

Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc theo chế độ thai sản trong khoản này chỉ được tính trong vòng 30 ngày từ ngày vợ sinh con.


Từ 1-1-2016, điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội có sửa đổi quy định, người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… Thời gian hưởng chế độ thai sản này sẽ được tính từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không được phép vượt quá 6 tháng.

Nếu từ ngày sinh đến thời điểm giao con chưa đủ 60 ngày hưởng chế độ thai sản thì người mang thai hộ vẫn tiếp tục được hưởng đủ cho đến hết 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong đó, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết

Nếu sau khi sinh con mà con chết, mẹ sẽ 4 tháng hưởng chế độ thai sản tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên. Và thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này chính là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Nếu lao động nữ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo khoản trên khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được phép nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha, người trực tiếp nuôi con không nghỉ việc thì ngoài tiền lương ra, còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định.

Nếu chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và người mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản được quy định là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:info@everest.org.vn.